Pháp lý liên quan đến đất đai luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt hiện nay, tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp diễn ra tràn lan. Trong đó mô hình farmstay nở rộ trên đất nông nghiệp. Và hành lang pháp lý xoay quanh vẫn còn mù mờ, gây ra nhiều tổn thất thất đáng lo ngại. Vậy có được phép xây nhà trên đất nông nghiệp hay không? Và làm thế nào để giải quyết những vấn đề pháp lý farmstay. Defarm sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Có Được Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp Hay Không?
Nguyên tắc sử dụng đất trong khoản 1 điều 6 luật Đất đai 2013 quy định:
- Không được sai quy hoạch và mục đích sử dụng đất
- Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm. Không được làm ảnh hưởng đến môi trường và lợi ích của những người sử dụng đất khác xung quanh.
- Người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và các điều luật khác có liên quan.
Cũng theo khoản trên điều 170 Luật Đất đai năm 2013, phải sử dụng đất đúng mục đích. Nghĩa là nhà ở sẽ xây trên đất ở, kinh doanh thương mại sẽ xây trên đất dịch vụ.
Như vậy, có thể thấy, đất nông nghiệp chỉ dùng để sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác bao gồm xây nhà ở. Mục đích sử dụng của từng loại đất đã được ghi rõ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ sở hữu có trách nhiệm thực hiện đúng theo pháp lý đất nông nghiệp. Những trường hợp cố ý xây dựng nhà trên đất nông nghiệp dù tạm thời đều bị phá hủy và xử lý theo Luật.
>>> Xem Thêm: Luật Đất Nông Nghiệp Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Về Đất Nông Nghiệp Trong Farmstay
2. Vi Phạm Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp Bị Xử Phạt Thế Nào?
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở phải cần sự phê duyệt của đơn vị có thẩm quyền. Chưa được Nhà nước cấp phép mà vẫn tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp là phạm luật. Theo đó cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định.
Căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Cụ thể là xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị lãnh các mức phạt trong từng trường hợp cụ thể.
2.1. Xử Phạt Hành Chính
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp trái phép có mức phạt theo từng khu vực:
– Khu vực nông thôn:
- Diện tích đất chuyển trái phép dưới 0,02 héc ta: Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.
- Diện tích đất chuyển trái phép từ 0,02 héc ta – dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 5 – 8 triệu đồng.
- Diện tích đất chuyển trái phép từ 0,05 héc ta – dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 8 – 15 triệu đồng.
- Diện tích đất chuyển trái phép từ 0,1 héc ta – dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng.
- Diện tích đất chuyển trái phép từ 0,5 héc ta – dưới 1 héc ta: Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng.
- Diện tích đất chuyển trái phép từ 1 héc ta – dưới 3 héc ta: Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng.
- Diện tích đất chuyển trái phép từ 3 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng.
– Khu vực đô thị:
Mức xử phạt gấp đôi so với mức phạt đối với khu vực nông thôn.
2.2. Biện Pháp Khắc Phục
Vậy, câu hỏi đặt ra là, nếu đã nộp phạt thì nhà có bị phá hủy hay không. Khi xây nhà trên đất nông nghiệp, buộc phải khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm. Chủ động tháo dỡ công trình đang xây nếu không sẽ bị cưỡng chế. Bên cạnh đó, phải nộp lại số lợi thu được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó (nếu có).
>>> Xem Thêm: Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Nông Nghiệp Và Những Điều Cần Lưu Ý
3. Muốn Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp Cần Chuyển Đổi Đất Nông Nghiệp
3.1. Những Trường Hợp Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất
- Chuyển từ đất trồng lúa sang đất làm muối, trồng cây rừng và nuôi trồng thủy hải sản.
- Chuyển đất rừng sản xuất, phòng hộ, rừng đặc dụng sang sử dụng vào một mục đích khác thuộc trong nhóm đất nông nghiệp.
- Chuyển từ đất trồng cây hằng năm sang đất làm muối, nuôi thủy hải sản bằng hình thức hồ, đầm,…
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
- Chuyển từ đất phi nông nghiệp không sử dụng với mục đích ở sang đất ở.
- Từ đất phi nông nghiệp mà Nhà nước đã giao không thu tiền sử dụng sang đất phi nông nghiệp Nhà nước giao và có thu tiền thuê hoặc sử dụng đất.
- Chuyển từ đất công cộng dùng để sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp thành đất thương mại dịch vụ. Chuyển đất dịch vụ sang sản xuất phi nông nghiệp.
3.2. Chuyển Mục Đích Sử Dụng Để Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp
Sử dụng đất phải đúng với mục đích sử dụng đã ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì cần làm thủ tục chuyển đổi, xin Nhà nước cấp phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
4. Thủ Tục Chuyển Đổi Quyền Sử Dụng Đất
Để có thể xây nhà trên đất nông nghiệp một cách hợp pháp, cần tiến hành các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm:
- Tờ đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng theo mẫu
- Bản vẽ khu đất
- Giấy xác nhận quyền sử dụng đất
- Chứng minh thư hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu
Bước 2. Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ ở Phòng Tài nguyên Môi Trường (TN-MT)
Phòng TN-MT xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc có thiếu sót thì phải liên hệ trong vòng 3 ngày. Và yêu cầu người dân bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ cho hợp lệ.
Bước 3. Xử lý, giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, phòng TN-MT thực hiện các bước sau:
- Tiến hành xác minh và thẩm định hồ sơ cũng như nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Hướng dẫn cá nhân thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của luật pháp.
- Trình hồ sơ lên UBND huyện để xin cấp phép chuyển mục đích sử dụng.
- Chỉ đạo chỉnh sửa cơ sở dữ liệu cho đất đai và hồ sơ địa chính.
- Chủ sở hữu đất thực hiện nộp các khoản thuế theo quy định.
Bước 4. Trả kết quả
Sau khi cá nhân hoàn thành các khoản tài chính, Phòng TN-MT gửi quyết định phê duyệt đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Lúc này, cá nhân hoàn toàn có thể xây nhà trên đất nông nghiệp (đã được cấp phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở).
>>> Xem Thêm: Giấy Phép Xây Dựng Farmstay Và Những Thông Tin Cần Nắm Vững Khi Xây Dựng Farmstay
5. Dịch Vụ Pháp Lý Của Defarm
5.1. Cách Tiếp Cận Pháp Lý Của Defarm
Farmstay là mô hình không mới trên thế giới nhưng đến nay mới nở rộ ở thị trường Việt Nam. Vì vậy, có ít đơn vị có thể giải quyết các vấn đề pháp lý farmstay. Hơn nữa, đây lại là vấn đề mà các nhà đầu tư có nhiều băn khoăn. Do đó Defarm mong muốn là công ty hàng đầu hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp cận một cách toàn diện nhất những vấn đề này.
Defarm đồng hành cùng khách hàng từ khâu khảo sát đến khi hoàn thành tất cả hồ sơ pháp lý với dịch vụ pháp lý farmstay. Defarm tiếp cận pháp lý đa góc nhìn và mong muốn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các giấy tờ, thủ tục vận hành dự án,… Ngoài ra Defarm còn chịu trách nhiệm hỗ trợ từng pháp lý riêng. Từ chứng từ pháp lý đất đai, xây dựng đến vận hành Defarm đều có thể tiếp cận một cách đa diện và hiệu quả nhất.
5.2. Lợi Ích Khi Chọn Defarm Là Đơn Vị Tư Vấn Và Hỗ Trợ Pháp Lý
5.2.1. Những Vấn Đề Mà Defarm Hỗ Trợ Cho Khách Hàng
Trong lĩnh vực farmstay, không phải ai cũng có sự am hiểu về pháp lý. Vì vậy, Defarm mang sứ mệnh hỗ trợ tối đa những trăn trở xoay quanh vấn đề này. Defarm sẽ đem đến những tư vấn về chiến lược để khách hàng lựa chọn được hướng đi đúng đắn. Nhằm hạn chế những rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Đó là lý do mà hiện nay, nhiều người đã tìm đến dịch vụ pháp lý Defarm.
5.2.2. Hỗ Trợ Giải Quyết Các Giấy Tờ
Defarm sẽ giúp quý khách hàng chuẩn bị hầu hết các chứng từ pháp lý. Từ thủ tục pháp lý đất đai đến xây dựng và vận hành để đảm bảo dự án farmstay diễn ra suôn sẻ từ khâu thẩm định đến khi đi vào hoạt động. Do đó, các nhà đầu tư không phải lo lắng nếu không am hiểu chuyên sâu về pháp lý. Đến với dịch vụ pháp lý Defarm, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và thảm thiểu rủi ro. Các giấy tờ pháp lý liên quan đến vấn đề xây nhà trên đất nông nghiệp cũng vậy.
5.2.3. Giảm Thiểu Tối Đa Ảnh Hưởng Đến Công Việc Của Nhà Đầu Tư
Hầu hết các nhà đầu tư đều bận rộn với công việc chính của mình. Các vấn đề pháp lý thường mất rất nhiều công sức và thời gian. Với sự hỗ trợ của Defarm, sẽ giúp khách hàng giải quyết được khó khăn về pháp lý. Qua đó, khách hàng có thể chuyên tâm vào công việc chính.
5.2.4. Tối Ưu Thời Gian Và Chi Phí
Với kinh nghiệm dồi dào, Defarm đem đến cho nhà đầu tư những tư vấn hiệu quả nhất giúp khách hàng giải quyết những rắc rối gặp phải khi bắt đầu đầu tư farmstay. Hơn nữa các thủ tục còn được thực hiện nhanh nhất có thể. Vì vậy góp phần rút ngắn thời gian, không làm ảnh hưởng đến công việc của khách hàng
Bên cạnh đó, sự không am hiểu về pháp lý sẽ khiến các nhà đầu tư tốn nhiều chi phí. Dịch vụ pháp lý Defarm có mức giá tương ứng dịch vụ giúp tối ưu thời gian và chi phí.
Có thể thấy, để xây nhà trên đất nông nghiệp cần phải tiến hành nhiều thủ tục. Pháp lý nói chung là vấn đề gây rất nhiều trăn trở đối với các cá nhân và doanh nghiệp. Khi tiến hành đầu tư cần chú ý đến hành lang pháp lý để giảm thiểu tối đa những tranh chấp và các tình huống vi phạm pháp luật. Dịch vụ pháp lý của Defarm sẵn sàng đưa ra những tư vấn và hoạch định chiến lược phù hợp cho khách hàng. Đơn vị hỗ trợ pháp lý như Defarm là lựa chọn tối ưu và lý tưởng nhất cho bạn.