Quản Trị Farmstay

Trong khi cuộc sống ngày càng căng thẳng và mệt mỏi, các loại hình du lịch khác đã quá nhàm chán. Thì farmstay nổi lên như một lựa chọn sáng giá. Tuy nhiên, không giống như một trang trại thuần sản xuất hay một cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng bình thường. Farmstay là một chuỗi các hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố phức tạp. Để farmstay hoạt động hiệu quả và lâu dài thì việc lập kế hoạch quản trị farmstay là điều cần thiết. Vậy quản trị farmstay là gì? Quy trình quản trị farmstay như thế nào? Lợi ích nào đạt được khi quản trị farmstay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Quản Trị Farmstay

1.1. Đôi Nét Về Farmstay

Trước khi tìm hiểu về quản trị farmstay, bạn cần hiểu rõ thế nào là farmstay? Farmstay là một mô hình trang trại có yếu tố nghỉ dưỡng còn khá mới ở Việt Nam. Đến với farmstay, du khách có cơ hội tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm cuộc sống của một nông dân “chính hiệu”. Đây cũng là loại hình du lịch trang trại thích hợp để giáo dục trẻ em về môi trường, thiên nhiên cũng như tầm quan trọng của nông nghiệp.

Đôi Nét Về Farmstay
Đôi Nét Về Farmstay

1.2. Hiểu Rõ Hơn Về Quản Trị Farmstay

Quản trị là một tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp nhiều nguồn lực khác nhau. Quản trị farmstay là tiến trình thực hiện lộ trình hoạt động của một farmstay một cách hiệu quả và hợp lý. Quản trị farmstay bao gồm việc thiết lập lộ trình hoạt động cho farmstay về mục tiêu hoạt động, cách thức, biện pháp, con đường đến mục tiêu đó. Lập ra các quy tắc quản lý, các khía cạnh tài chính của farmstay.

Quản Trị Farmstay
Quản Trị Farmstay

2. Công Việc Của 1 Người Quản Trị Farmstay

Một người quản trị farmstay sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên đối với những yếu tố liên quan đến Farmstay từ nguồn lực, chi phí, quy trình đến cả pháp lý và những yếu tố khác. Mục tiêu chung của nhà quản trị là duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh farmstay. Nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành farmstay một cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vai trò của người trong farmstay được phân chia rõ như sau:

2.1. Người Quản Trị Đóng Vai Trò Liên Kết

  • Nhà quản trị sẽ là người xem xét, tìm hiểu những tiềm năng về farmstay, tiềm năng hiện có của khu đất để lựa chọn và xem xét những giá trị của farmstay trong tương lai.
  • Liên kết với kiến trúc sư, các chuyên gia nghiên cứu về thiết kế farmstay để đưa ra định hướng và chiến lược xây dựng và phát triển farmstay hiệu quả.
  • Đóng vai trò phổ biến, truyền đạt thông tin từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong. Liên kết giữa các thành viên trong farmstay ( những người có đóng góp vốn để xây dựng farm, người tư vấn farmstay và cả những thành viên có mặt trong farmstay) sao cho việc truyền thông nội bộ và bên ngoài diễn ra một cách suôn sẻ nhất và không bị nhiễu thông tin.
Người Quản Trị Đóng Vai Trò Liên Kết
Người Quản Trị Đóng Vai Trò Liên Kết

2.2. Người Quản Trị Đóng Vai Trò Ra Quyết Định

  • Đưa ra quyết định có nên lựa chọn công nghệ áp dụng cho farmstay hay lựa chọn mô hình nào phù hợp để phát triển farmstay. Người quản trị giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra chiến lược phát triển cho farmstay
  • Nhà quản trị đứng đầu trong việc giải quyết vấn đề tại farmstay. Cần đưa ra những phương án ứng phó với những tình huống bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của farmstay nhằm đưa farmstay sớm trở lại ổn định. Quản trị rủi ro ở mức tối thiểu nhất.
  • Quản lý ngân sách và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phân bổ các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu đối với việc xây dựng và phát triển farmstay.
  • Nhà quản trị thay mặt chủ sở hữu để thương thuyết, đưa ra những quyết định hợp tác, ký kết hợp đồng đối với những đơn vị bên ngoài chẳng hạn như đơn vị thiết kế kế thi công, đơn vị làm farmstay tour trong kinh doanh và cả đơn vị chịu trách nhiệm về giải quyết tính pháp lý của farmstay.
Người Quản Trị Đóng Vai Trò Ra Quyết Định
Người Quản Trị Đóng Vai Trò Ra Quyết Định

3. Những Khó Khăn Trong Kinh Doanh Và Quản Trị Farmstay

3.1. Quản Trị Farmstay Nhưng Không Hiểu Rõ Về Cách Làm Farm

Cũng như tâm lý bao nhiêu người yêu thích và đam mê loại hình kinh doanh farmstay, dường như các chủ sở hữu farmstay đều bắt đầu bằng cách tham khảo tìm một mảnh đất view đẹp, setup một vườn cây trái rau củ kèm cảnh quan xung quanh sao cho bắt mắt, để du khách có thể đến tham quan và nghỉ dưỡng… Nhưng qua thời gian họ lại chợt nhận ra rằng điều mà họ đang chạy theo chỉ là cái vỏ bọc mà thôi. Cái vỏ này nếu không phải đại gia có đam mê và tài chính mạnh thì cũng rất khó để duy trì và vận hành nó.

Không hiểu rõ về làm farm nhưng vẫn muốn “dấn thân” kinh doanh farmstay thì sẽ gặp phải những vấn đề như thế nào?

  • Không tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến tồn dư nông sản, hư hại tốn kém chi phí khi không có kho chứa.
  • Để am hiểu và nắm rõ kiến thức kinh nghiệm về nông nghiệp không hẳn là điều đơn giản. Làm nông nghiệp bền vững không dừng lại ở việc không tưới phân hóa học, mà còn phải cải tạo lại từng thước đất, từng nguồn nước. Nếu bạn không không am hiểu về nông nghiệp làm farm chỉ dựa vào kiến thức cá nhân sẽ dẫn đến việc phát sinh hàng loạt chi phí cải tạo, chăm sóc khu vườn nhưng sản phẩm vẫn không đạt được chất lượng cao. Từ đó, chủ sở hữu sẽ khó thu lại lợi nhuận thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
  • Không có kỹ năng quản lý nhân sự làm vườn, không có lao động làm vườn giỏi thì farmstay sẽ không phát triển. Vì đặc điểm chính của nông nghiệp là mùa vụ. Vào mùa vụ không có lao động hỗ trợ thì sản phẩm nông sản cũng không đạt chất lượng để cung cấp cho thị trường.
Quản Trị Farmstay Nhưng Không Hiểu Rõ Về Cách Làm Farm
Quản Trị Farmstay Nhưng Không Hiểu Rõ Về Cách Làm Farm

3.2. Quản Trị Farmstay Nhưng Không Hiểu Cách Vận Hành Stay

Có thể họ làm nông tốt, nhà quản trị xuất phát từ “nông dân” họ hiểu được cách chăm sóc và phát triển và họ đã thành công. Sau khi tìm hiểu về farmstay họ chỉ hình dung rằng chỉ cần xây dựng nên một chỗ lưu trú cho du khách, du khách đến nghỉ dưỡng và trải nghiệm một ngày làm nông thì có nghĩa là mình đã kinh doanh đúng theo mô hình farmstay. Tuy nhiên điều đó không hẳn như vậy. Nắm bắt yếu tố quản trị và vận hành đối với stay “nơi lưu trú” là một điều cần thiết đối với chủ đầu tư farmstay. Những vấn đề phổ biến thường xảy ra khi nhà quản trị farmstay không hiểu rõ yếu tố nghỉ dưỡng, lưu trú đó chính là:

  • Địa điểm farmstay heo hút. Nếu farmstay có vị trí quá khó tìm sẽ rất hiếm người bỏ công ra để đến tham quan. Bởi một farmstay xa xôi, đường đi không an toàn sẽ là một trở ngại rất lớn đối với du khách.
  • Thiết kế không gian farmstay không phù hợp với sở thích và hành vi của khách hàng dẫn đến họ cảm thấy nhàm chán, không ấn tượng.
  • Điều khách hàng quan tâm chính là cơ sở vật chất tại nơi lưu trú có tiện nghi, hiện đại hay không. Nếu đồ đạc quá cũ kỹ, hay hỏng hóc hoặc không sạch sẽ chắc chắn sẽ bị điểm trừ. Đặc biệt trong phòng ngủ, chăn, ga và đệm cần phải sạch sẽ. Chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra, bảo quản để đồ vật đảm bảo ngăn nắp chăn thơm tho. Nếu chăn quá cũ kỹ và không đảm bảo vệ sinh thì chắc chắn lần sau khách sẽ không quay lại farmstay của bạn để trải nghiệm nữa đâu.
  • Hòa nhập với mọi người là điều rất vui, tuy nhiên một số người thích khoảng không gian tĩnh lặng cho riêng mình. Vì vậy, khi thiết kế và chọn lựa không gian thì chủ đầu tư nên lưu ý đến yếu tố này. Đảm bảo sự thoải mái từ người sử dụng dịch vụ.
Quản Trị Farmstay Nhưng Không Hiểu Cách Vận Hành Stay
Quản Trị Farmstay Nhưng Không Hiểu Cách Vận Hành Stay

3.3. Nhà Quản Trị Không Tiếp Cận Farmstay Một Cách Đa Diện Ngay Từ Đầu

Không hoạch định vấn đề quản trị ngay từ đầu chính là vấn đề thường gặp phải đối với những farmstay hiện nay:

  • Họ thường chỉ quan tâm đến thiết kế, xây dựng và vận hành mà không hiểu ra được phần thiết kế thi công ảnh hưởng đến quản trị farmstay, ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng trong tương lai
  • Nếu không tiếp cận và nghiên cứu đa diện, những đường đi của nông sản, không gian di chuyển sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc thiết kế những dãy nước tưới tiêu, chăm sóc cây trồng cũng sẽ gặp vấn đề.
  • Tốn kém chi phí nhân lực, chi phí lao động khi muốn khai thác hay thay đổi một vài yếu tố trong farmstay. Những chi phí phát sinh lớn bởi không có sự liên kết tính toán ngay từ đầu.
Nhà Quản Trị Không Tiếp Cận Farmstay Một Cách Đa Diện
Nhà Quản Trị Không Tiếp Cận Farmstay Một Cách Đa Diện

4. Lợi Ích Khi Quản Trị Farmstay

  • Có chiến lược phát triển farmstay đúng và lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp vận hành farmstay hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, thời gian và nguồn nhân lực
  • Quản trị farmstay sẽ ảnh hưởng đến phần thiết kế tổng quan và thiết kế chi tiết. Đưa ra những bản vẽ hợp lý sẽ là điều cực kỳ quan trọng đối với một farmstay không chỉ đẹp mà còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Quản trị giúp tránh rủi về đầu tư do không có kế hoạch, tránh lãng phí và tập trung nguồn lực đúng vào các vấn đề. Phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và chính xác hơn.
  • Quản trị farmstay ngay từ ban đầu cùng việc xác định đúng chiến lược khách hàng sẽ giúp mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.
Lợi Ích Khi Quản Trị Farmstay
Lợi Ích Khi Quản Trị Farmstay

5. Dịch Vụ Quản Trị Farmstay Hiệu Quả Của Defarm

Farmstay là một trải nghiệm du lịch, không thể tập trung vào yếu tố nghỉ dưỡng mà bỏ quên yếu tố nông trại. Vì vậy, để vận hành được farmstay thì người quản trị phải có kiến thức sâu rộng và am hiểu nhiều vấn đề. Về tự nhiên, nông nghiệp, văn hóa vùng miền và cả kiến thức về quy hoạch, kiến trúc. Để có thể tạo ra một farmstay khác biệt, trong khi bạn chưa thực sự am hiểu về loại hình này. Cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm đơn vị cung cấp tư duy chiến lược, thương hiệu và những kiến thức cơ bản để vận hành farmstay.

Defarm là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về loại hình farmstay. Chúng tôi tiếp cận đa diện nhất trong lĩnh vực phát triển farmstay từ các góc cạnh : chiến lược thương hiệu, văn hóa, đầu tư, kinh doanh. Và là đơn vị duy nhất kết nối toàn chuỗi giá trị về farmstay như đầu tư, kinh doanh, marketing.

Dịch Vụ Quản Trị Farmstay Hiệu Quả
Dịch Vụ Quản Trị Farmstay Hiệu Quả

Kinh doanh mô hình farmstay mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng. Đây là loại hình có xu hướng phát triển trong tương lai. Bên cạnh góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, farmstay còn hạn chế khuynh hướng lý thương, thúc đẩy hội nhập và phát triển tại chỗ. Công việc quản trị farmstay sẽ đảm bảo cho farmstay hoạt động có kế hoạch và phát triển bền vững. Defarm hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi nói trên sẽ giúp ích cho bạn khi bắt đầu kinh doanh loại hình “ du lịch nông nghiệp này”.

093 25 444 04
zalo-icon