Nông Nghiệp Hữu Cơ – Mô Hình Sản Xuất Tiềm Năng

Nông nghiệp hữu cơ không chỉ là việc thay thế các nguyên liệu đầu vào vô cơ bằng hữu cơ. Hệ thống này còn mang ý nghĩa to lớn đối với hệ sinh thái, các sinh vật trong môi trường tự nhiên và cả con người. Đầu tiên nó sẽ là nguồn cung cấp lương thực sạch cho chúng ta, đồng thời cũng giữ cho hệ sinh thái được cân bằng về mặt tự nhiên. Để biết thêm nhiều lợi ích cũng như các phương pháp sản xuất trong nông nghiệp hữu cơ, hãy cùng Defarm tìm hiểu hết bài viết này nhé!

1. Nông Nghiệp Hữu Cơ Là Gì?

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống hướng tới việc thực hiện các quá trình và kết quả nhằm đảm bảo hệ sinh thái bền vững. Bên cạnh đó hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn, mang đến nguồn dinh dưỡng tốt. Đồng thời hệ thống cũng đảm bảo tính nhân đạo và công bằng đối với động vật sinh sống trên trái đất. Hệ thống không sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc canh tác khép kín, tận dụng các nguồn hiện có trong trang trại và sử dụng các nguồn vật tư theo tiêu chuẩn quốc tế (Theo tổ chức Nông Nghiệp Hữu Cơ quốc tế – IFOAM).

Rau Quả Hữu Cơ

>>> Xem Thêm: Du Lịch Farmstay Mang Con Người Về Với Thiên Nhiên

2. Đặc Điểm Của Nông Nghiệp Hữu Cơ

Trong quá trình sản xuất thì không sử dụng 5 nguồn vật liệu sau:

  • Hóa chất bảo vệ thực vật
  • Phân hóa học
  • Chất kích thích tăng trưởng
  • Sản phẩm đột biến gen
  • Phân bắc

Các đặc điểm chính:

  • Để bảo vệ độ phì nhiêu của đất chúng ta cần duy trì các hạn mức chất hữu cơ trong phạm vi cho phép. Nông dân được khuyến khích việc cải tạo đất bằng các phương pháp sinh học nhưng cần phải cẩn thận.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng các nguồn dinh dưỡng ít hòa tan do hoạt động của vi sinh vật trong đất.
  • Sử dụng các cây họ đậu để cung cấp nitơ và cố định đạm trong đất cho cây.
  • Hạn chế bệnh tật, sâu bệnh cỏ dại bằng các phương pháp thâm canh, sử dụng các giống cây trồng kháng sâu bệnh.
  • Chú ý hệ thống canh tác có ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái của môi trường xung quanh. Đồng thời bảo tồn các loài động vật và môi trường sống của chúng.
Đặc Điểm Của Nông Nghiệp Hữu Cơ
Đặc Điểm

3. Những Nguyên Tắc Chính Trong Nông Nghiệp Hữu Cơ

Năm 2005, hội nghị thường niên của IFOAM được tổ chức tại Adelaide – Úc đã thống nhất trong việc xây dựng những định nghĩa về nông nghiệp. Trong đó có định nghĩa chung về nông nghiệp hữu cơ và 4 nguyên tắc chính là sức khỏe, sinh thái, công bằng và cẩn trọng. IFOAM định hướng các nguyên tắc này sẽ cho thấy những gì mà mô hình này mang lại cho thế giới cũng như là kết hợp với những nguyên tắc đạo đức. Từ đó sẽ thúc đẩy việc xây dựng chương trình sản xuất này phù hợp với mỗi quốc gia. Cụ thể 4 nguyên tắc như sau:

3.1. Nguyên Tắc Sức Khỏe

Theo nguyên tắc này thì sự khỏe mạnh của cá nhân và cộng đồng không thể tách rời sức khỏe, sự lành mạnh của cả hệ sinh thái. Do đó phải duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, của cây trồng, con người và cả hành tinh. Để đảm bảo sự nguyên vẹn của hệ sinh thái phải bao gồm giảm thiểu bệnh tật, nâng cao hệ khả năng tái tạo, miễn dịch.

3.2. Nguyên Tắc Sinh Thái

Nông nghiệp hữu cơ dựa trên hệ sinh thái động và chu trình tự nhiên. Các thành phần trong hệ sinh thái cùng nhau cạnh tranh, cùng nhau phát triển và cùng nhau duy trì cuộc sống. Theo nguyên tắc thì sản xuất phải dựa vào tiến trình sinh thái và sự tự tái sinh. Trong nông nghiệp hữu cơ để có được sự cân bằng sinh thái cần phải thiết lập các trang trại. Tất nhiên cũng xây dựng các môi trường sống cho sinh vật và duy trì tính đa dạng của hệ sinh thái.

Các Nguyên Tắc Chính Trong Nông Nghiệp Hữu Cơ
Các Nguyên Tắc Chính

3.3. Nguyên Tắc Công Bằng

Nguyên tắc công bằng thì phải đảm bảo được lợi ích chung của cộng đồng và cơ hội sống cho tất cả các sinh vật. Sự công bằng được hiểu như là cách ứng xử hợp lý, tôn trọng, tận tình đối với con người cũng như là môi trường xung quanh.

>>> Xem Thêm: Du Lịch Nông Nghiệp – Mô Hình Du Lịch Gần Gũi Với Tự Nhiên

3.4. Nguyên Tắc Cẩn Trọng

Theo nguyên tắc này thì nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý theo cách phòng ngừa và có trách nhiệm để bảo vệ môi trường, sức khỏe và hạnh phúc của thế hệ tương lai. Nguyên tắc này chỉ ra rằng tăng năng suất nhưng không tăng các tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường của con người và hệ sinh thái. Công nghệ nên được áp dụng để phòng ngừa rủi ro nhưng không sử dụng các công nghệ chuyển đổi gen cây trồng. Những hiểu biết về sinh thái và cây trồng khi được áp dụng cần phải được cân nhắc một cách cẩn thận.

Sự Phát Triển Trong Nông Nghiệp

4. Những Lợi Ích Khi Canh Tác Nông Nghiệp Hữu Cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương của nước ta. Đây là phương pháp được nhiều nông dân lựa chọn, nó mang lại nhiều lợi ích cho cả người sử dụng và người tiêu dùng:

  • Đảm bảo và duy trì độ phì nhiêu của đất đai.
  • Bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái và đời sống của các động vật hoang dã.
  • Ít dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
  • Ít sử dụng đầu vào là các năng lượng không có khả năng tái tạo từ bên ngoài.
  • Không sử dụng các hoocmon tăng trưởng và các chất kháng sinh độc hại
  • Sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt hơn.

Phương pháp canh tác này đã mang lại cho con người cũng như hệ sinh thái xung quanh chúng ta rất nhiều lợi ích. Đem đến các sản phẩm chất lượng cho con người sử dụng, đồng thời cải tạo giúp môi trường tự nhiên trở nên tốt đẹp hơn.

>>> Xem Thêm: Du Lịch Trải Nghiệm – Xu Hướng Du Lịch Thú Vị Hiện Nay

5. Quy Trình Sản Xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ là luân canh xen canh cây trồng, sử dụng phân vi sinh, phân compost, sử dụng thiên địch và cơ giới canh tác. Ngoài ra còn sử dụng các thân cây họ đậu để cung cấp nitơ và cố định đạm trong đất, đồng thời động vật ăn côn trùng được khuyến khích sử dụng thay cho thuốc trừ sâu. Cây trồng được luân canh để tránh ủ sâu bệnh, xen canh để tránh cỏ dại. Từ đó vật nuôi và cây trồng biến đổi gen được loại bỏ.

5.1. Phong Phú Cây Trồng 

Nông nghiệp hữu cơ giúp đa dạng loại cây trồng. Xen canh để trồng được nhiều loại cây, tránh sâu bệnh, hỗ trợ cho các sinh vật có lợi, tăng thêm sức đề kháng cho cả trang trại.

Xen Canh

5.2. Đảm Bảo Nguồn Nước Và Phân Bón

Nguồn nước sử dụng được kiểm định theo quy định nghiêm ngặt của Bộ Nông Nghiệp. Nguồn phân bón được dùng là phân bón hữu cơ đã khử trùng với nhiệt độ cao qua phương pháp ủ yếm khí sinh nhiệt.

5.3. Đất Đai

Canh tác thường sử dụng các kỹ thuật chủ yếu như sự phân hủy tự nhiên của các hợp chất hữu cơ, ủ phân xanh, phân compost để thay thế các chất dinh dưỡng được lấy từ các vụ mùa trước. Ngoài ra thì các phương pháp như luân canh, xen canh cũng là một cách để làm tăng độ phì nhiêu của đất đai.

Đất Đai
Đất Đai

5.4. Quản Lý Cỏ Dại Và Sâu Bệnh

Để hạn chế cỏ dại thì sử dụng phương pháp luân canh và xen canh. Xen canh sẽ giúp sự cạnh tranh của cây trồng, hạn chế cỏ dại, tạo tương tác phytotoxic thực vật tác động lên cỏ dại. Luân canh giúp tăng độ bao phủ mặt đất, làm ức chế cỏ dại phát triển. Để kiểm soát các động vật gây hại hay sâu bệnh thì cần thu hút các thiên địch của chúng hay những động vật ăn sâu bệnh. Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, bẫy động vật có hại cho cả đất đai và con người.

5.5. Chăn Nuôi Trong Nông Nghiệp Hữu Cơ

Trong chăn nuôi hạn chế hoặc cấm sử dụng các loại vacxin. Tại trang trại hữu cơ sẽ cố gắng sử dụng các phương pháp chăn nuôi phù hợp, tạo điều kiện chăn nuôi tự nhiên.

5.6. Biến Đổi Gen Và Công Cụ Làm Việc

Trong việc canh tác chúng ta sẽ không sử dụng các đối tượng đông thực vật biến đổi gen. Hạn chế sử dụng các dụng cụ máy móc cầm tay và động cơ máy nổ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Trồng Rau Hữu Cơ

6. Thuận Lợi Và Thách Thức Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Ở Nước Ta

6.1. Điều Kiện Thuận Lợi

  • Việt Nam được IFOAM công nhận là nước sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo IFOAM năm 2015 thì Việt Nam có 76.666ha nông nghiệp hữu cơ. Tương đương 0,7% diện tích đất nông nghiệp với 3.816 nông dân sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm của nước ta rất đa dạng như là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả,…
  • Vì là nước nông nghiệp nên có lợi thế rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều nên việc sản xuất nông nghiệp được nhanh chóng và phát triển tốt.
  • Nguồn nguyên liệu phân bón có sẵn, đất đai màu mỡ, lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm.
  • Nhận thức của người dân về nông nghiệp hữu cơ ngày càng cao và được phổ biến rộng rãi.

6.2. Thách Thức

Bên cạnh những thuận lợi là những thách thức, khó khăn đặt ra đối với nền nông nghiệp nước ta:

  • Trong quá trình canh tác thì người sản xuất chỉ được sử dụng các phương pháp thủ công để phòng sâu bệnh. Họ không được phép sử dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Do đó quá trình canh tác rất mất thời gian và tốn nhiều lao động.
  • So với thâm canh thì ban đầu năng suất người dân thu được sẽ sụt giảm.
  • Phân sử dụng là phân vi sinh, do đó cây trồng sẽ lâu hấp thụ hơn so với phân hóa học.
  • Giá thành cao hơn so với bình thường.
  • Khó tập trung sản xuất ở quy mô lớn.
Đất Nông Nghiệp

7. Nông Nghiệp Hữu Cơ Trong Farmstay 

Nước ta là một nước nông nghiệp. Để tận dụng được điều đó thì mô hình nông nghiệp hữu cơ trong farmstay được áp dụng rộng rãi. Farmstay là mô hình có sự kết hợp giữa nông trại và dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng đang rất được ưa chuộng hiện nay.

Nông nghiệp hữu cơ trong farmstay mang lại cho nhà đầu tư, nhất là những người dân bản địa một nguồn thu nhập mới, góp phần tăng thu nhập, phát triển du lịch ở địa phương. Đồng thời nó còn mang lại cho du khách không gian yên tĩnh, trong lành, giúp họ trải nghiệm cuộc sống như một nông dân thực thụ với các phương pháp canh tác hoàn toàn phù hợp với tự nhiên. Họ tự tay nuôi trồng, thu hoạch và chế biến thưởng thức các món ăn. Đối với các farmstay có quy mô lớn, hoàn toàn có thể kinh doanh nông sản hữu cơ. Nhất là trong hoàn cảnh thị trường cần các nhà cung cấp rau sạch, an toàn.

Hiện nay ở Việt Nam có địa điểm du lịch nông nghiệp nổi tiếng như các farmstay ở Bà Rịa – Vũng Tàu, farmstay ở Đà lạt và farmstay ở Hòa Bình,…

Nông Nghiệp Hữu Cơ Trong Farmstay
Nông Nghiệp Hữu Cơ Trong Farmstay

8. Các Mô Hình Khởi Nghiệp Nông Nghiệp Hữu Cơ Thành Công 

8.1. Các Mô Hình Nông Nghiệp Hữu Cơ Trong Nước

Nông nghiệp hữu cơ đang là một mô hình thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Ở trong nước mô hình này cũng được áp dụng rộng rãi. Điển hình như:

  • Mô hình rau hữu cơ tại Quảng Nam của anh Nguyễn Tấn Pháp, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Anh lựa chọn mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh.
  • Nông nghiệp hữu cơ Biophap tại Kon Tum và Gia Lai. Mô hình này đã phát triển thêm nhiều trang trại cung cấp trái cây tươi, gia vị và dược liệu.
  • Organica khởi nghiệp của chị Phạm Thị Thu Thảo tại quận 3, TP Hồ Chí Minh. Hiện nay đã có 5 cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Các cửa hàng liên kết với 10 trang trại canh tác có chứng nhận hữu cơ của Mỹ, Châu Âu.
  • Khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn của vợ chồng chị nguyễn Phương Thảo. Mô hình nguyên khối xanh đã đạt được nhiều giải thưởng. Dự án này thân thiện với môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh.

8.2. Khởi Nghiệp Nông Nghiệp Hữu Cơ Ở Nước Ngoài

Ngoài ra thì ở nước ngoài mô hình này cũng đã được áp dụng rất rộng rãi.

  • Tại vùng núi Ấn Độ, bang Sikkim đã chuyển đổi sang phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ. Hiện tại ở đây đã không còn dấu vết của phân hóa học hay thuốc trừ sâu nữa. Những phương pháp canh tác hữu cơ được thay thế hoàn toàn.
  • Ở thành phố Adelaide của nước Úc có các trang trại bò, heo và nho hữu cơ quy mô lớn. Họ sản xuất nhiều sản phẩm khác nhưng đặc biệt là mô hình nuôi trồng thủy sản. Nông dân ở đây tận dụng lợi thế của địa phương. Bằng cách sử dụng các sản phẩm phụ để làm nguyên liệu đầu vào hữu cơ cho các sản phẩm khác.
Mô Hình Sản Xuất

Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp canh tác kết hợp mọi mặt: Từ thổ nhưỡng, đất đai, phân bón, cách xử lý, đảm bảo nguồn cung chất dinh dưỡng cho đất và bảo vệ hệ sinh thái của môi trường tự nhiên. Đồng thời chúng ta cũng nhận thấy được tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng nông nghiệp hữu cơ kết hợp với các mô hình farmstay. Qua bài viết của Defarm thì chắc hẳn rằng các bạn cũng đã nắm được không ít thông tin về nông nghiệp hữu cơ rồi đúng không nào. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công mô hình sản xuất này.

5/5 - (15 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon