Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Farmstay Và Những Điều Cần Biết

Có thể các bạn đã biết, mọi ngành nghề kinh doanh về thực phẩm hay dịch vụ ăn uống đều phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không có giấy phép thì hoạt động kinh doanh sẽ bị coi là phạm pháp. Farmstay với dịch vụ ẩm thực cũng cần đến loại giấy phép này. Vậy bạn đã hiểu rõ hết về vai trò hay điều kiện để được cấp giấy phép này chưa? Hãy cùng Defarm tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Vai Trò Quan Trọng Của Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

1.1. Tạo Lòng Tin Đối Với Khách Hàng

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với mọi người. Bất kể là người kinh doanh về ngành thực phẩm hay là người tiêu dùng. Bởi lẽ, trên thị trường hiện nay đang tràn lan nhiều thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc. Người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt được với những thực phẩm sạch. Với cơ sở kinh doanh có giấy phép an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng sẽ an tâm sử dụng và không lo về vấn đề an toàn thực phẩm.
Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Tạo Lòng Tin Bền Vững Dành Cho Khách Hàng Khi Sử Dụng Thực Phẩm Sạch

>>> Xem Thêm: Giấy Phép Bán Thuốc Lá, Rượu Bia Trong Farmstay Cần Lưu Ý

1.2. Đảm Bảo Sự Minh Bạch

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chính là cơ sở pháp lý bắt buộc các cơ sở kinh doanh và sản xuất thực phẩm phải minh bạch về vấn đề an toàn thực phẩm với các cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên tất cả các quy trình kinh doanh của cơ sở sản xuất. Nếu có bất kỳ vi phạm thì nơi đó đều có nguy cơ đóng cửa. Điều này giúp các cơ sở kinh doanh trở nên nghiêm túc hơn trong việc kinh doanh thực phẩm của mình.
Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Các Cơ Sở Kinh Doanh Đảm Bảo Minh Bạch

1.3. Kinh Doanh Thực Phẩm Chất Lượng An Toàn

Những đơn vị kinh doanh có giấy phép an toàn thực phẩm sẽ mang lại cho người dùng sự tin tưởng về sử dụng sản phẩm của đơn vị đó. Điều này giúp họ có nhiều đối tác hợp tác trong kinh doanh. Nhờ vào lòng tin của người tiêu dùng mà đơn vị kinh doanh sẽ được quảng bá rộng rãi hơn và thu hút càng nhiều khách hàng. Từ đó, những đơn vị kinh doanh đều có nền tảng và chỗ đứng, góp phần vào sự phát triển thực phẩm an toàn cho xã hội. Bên cạnh đó, kinh doanh có giấy phép sẽ không lo ngại về việc các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hay gây khó dễ. Tránh trường hợp bị phạt nặng khi không có giấy phép kinh doanh.
Kinh Doanh Thực Phẩm Chất Lượng An Toàn
Kinh Doanh Thực Phẩm Chất Lượng An Toàn

>>> Xem Thêm: Hợp Đồng Lao Động Và Những Quy Định Cần Lưu Ý

2. Quy Định Về Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất cấp bách đối với thị trường hiện nay. Nhiều cơ sở đang kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đã mang lại hậu quả không nhỏ đối với người tiêu dùng. Việc ngộ độc thực phẩm của người tiêu dùng đang rất nhiều từ nhẹ cho đến cực kỳ nghiêm trọng. Vì vậy, các quy định đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được nhà nước ban hành. Nhà nước sẽ xử phạt nặng đối với các cơ sở kinh doanh không có giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoặc không trang bị đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy Định Về Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Quy Định Về Giấy Phép

3. Điều Kiện Để Được Cấp Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Để được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép thì mỗi đơn vị kinh doanh liên quan đến ngành thực phẩm đều phải có đủ những điều kiện cần thiết. Dưới đây là những điều kiện để được cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà Defarm mang đến cho bạn.

3.1. Đối Với Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống, Cơ Sở Chế Biến Thức Ăn

  • Phòng bếp phải đảm bảo bố trí không lẫn lộn giữa thực phẩm chưa chế biến và thực phẩm đã chế biến.
  • Nguồn nước sạch, phải đạt quy chuẩn trong phục vụ và chế biến thực phẩm.
  • Khâu xử lý rác thải phải đảm bảo vệ sinh, rác thải phải được xử lý hàng ngày.
  • Khu vực nhà ăn phải thoáng mát, sạch sẽ, không có côn trùng nguy hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, người đứng đầu trong bếp phải chịu trách nhiệm bảo quản thực phẩm.
  • Không có cống rãnh, nước ứ đọng quanh khu vực nhà hàng, nhà bếp.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.
Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống

>>> Xem Thêm: Giấy Phép Kinh Doanh Nhà Nghỉ Trong Farmstay Và Những Điều Cần Lưu Ý

3.2. Đối Với Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm

  • Có địa điểm và diện tích thích hợp, khoảng cách xa với các nguồn độc hại, nguồn ô nhiễm hay các nguồn gây hại khác
  • Nguồn nước sạch, đạt quy chuẩn trong khâu sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
  • Có trang thiết bị phù hợp trong khâu xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói và vận chuyển thực phẩm.
  • Trang bị các thiết bị khử trùng, thiết bị phòng chống côn trùng gây hại.
  • Có hệ thống xử lý rác thải và vận hành thường xuyên theo pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Mọi hồ sơ về nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm và tài liệu về toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm đều phải được lưu trữ.
  • Người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định sức khỏe, kiến thức và thực hành.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.
Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm 
Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm

3.3. Cơ Quan Thẩm Quyền Cấp Phép Đủ Điều Kiện

  • Sở y tế cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm.
  • Sở công thương cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3.4. Hồ Sơ Đề Nghị Cấp Giấy Phép Kinh Doanh An Toàn Thực Phẩm

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ kinh doanh và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất .
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh.
  • Bản mô tả quy trình chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.
  • Có giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ kinh doanh và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hồ Sơ Đề Nghị Cấp Giấy Phép Kinh Doanh
Hồ Sơ Đề Nghị Cấp Giấy Phép Kinh Doanh

4. Thủ Tục Cấp Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Farmstay

4.1. Thủ Tục Cấp Giấy Phép

Bước 1: Nộp hồ sơ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong thời gian 5 ngày từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp không hợp lệ, cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ trong vòng 60 ngày.
Bước 3: Cơ quan thẩm định sẽ thành lập đoàn thẩm định cơ sở để thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở. Kết quả của việc thẩm định sẽ ghi rõ “Đạt’’ hoặc “Không Đạt”.
Bước 4: Nếu cơ sở có kết quả thẩm định “Đạt”. Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép trong vòng 7 ngày có kết quả thẩm định.

4.2. Kinh Doanh Thực Phẩm Tại Farmstay Có Cần Yêu Cầu Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm?

Tùy thuộc vào quy mô của farmstay để farmstay có thể đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu farmstay bạn kinh doanh quy mô lớn với sản lượng nông sản, thực phẩm thịt đông lạnh tiêu thụ tại một thị trường rộng lớn thì cần phải đăng ký giấy phép.
Nếu farmstay kinh doanh thuộc đối tượng cần phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không đáp ứng yêu cầu và điều kiện, rất có thể sẽ chịu thiệt hại về mặt pháp lý farmstay vì không đảm bảo yêu cầu kinh doanh. Có thể bị phạt lên đến 10 triệu đồng.
Nếu cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương nơi farmstay hoạt động, giám sát và yêu cầu farmstay không kinh doanh cho đến khi được cấp giấy phép. Các chủ kinh doanh farmstay cần lưu ý điều này.
Thủ Tục Cấp Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Thủ Tục Cấp Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

5. Những Trường Hợp Không Cần Phải Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Theo điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định những cơ sở thuộc diện không cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
  • Kinh doanh thực phẩm không có địa chỉ cố định.
  • Kinh doanh thực phẩm mô hình nhỏ lẻ.
  • Kinh doanh thực phẩm có bao gói sẵn.
  • Nhà hàng trong khách sạn.
  • Kinh doanh dụng cụ, bao bì đựng thực phẩm.
  • Các cơ sở đã được cấp một trong những Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP); hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); hệ thống quản lý thực phẩm ISO 22000; tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) và các chứng nhận tương đương còn hiệu lực.
Trường Hợp Không Cần Phải Xin Giấy Phép ATVSTP
Trường Hợp Không Cần Phải Xin Giấy Phép ATVSTP

Trên đây là bài viết mà Defarm gửi đến các bạn đọc về các vấn đề trong việc cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Là đơn vị tiếp cận đa diện nhất trong lĩnh vực phát triển farmstay từ các góc cạnh: Chiến lược thương hiệu, văn hóa, đầu tư và kinh doanh,  Defarm mong muốn mang lại giá trị cho nhiều khách hàng với dịch vụ pháp lý farmstay. Hy vọng từ những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức trang bị cần thiết nếu muốn kinh doanh về ngành thực phẩm hay farmstay.

5/5 - (10 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon