Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ là điều kiện cần để hoạt động kinh doanh nhà nghỉ hợp pháp. Nếu muốn thực hiện những hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng tại farmstay thì cần phải xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ theo đúng yêu cầu của nhà nước. Nhà đầu tư cần phải hiểu rõ các thành phần pháp lý trong farmstay bao gồm những loại giấy phép kinh doanh để tránh mắc phải sai lầm khi đưa vào vận hành. Cùng Defarm tìm hiểu về giấy phép kinh doanh nhà nghỉ và những thủ tục, hồ sơ cần có nhé!
Nội dung bài viết
1. Giấy Phép Kinh Doanh Nhà Nghỉ Và Các Loại Giấy Tờ Cần Lưu Ý
1.1. Giấy Phép Kinh Doanh Nhà Nghỉ Là Gì?
Trước hết, nhà nghỉ được hiểu đơn giản là khu nhà lưu trú tạm thời. Mô hình này được ưa chuộng hơn là homestay hay farmstay. Đơn giản vì vốn ít mà thu lại nhiều lợi nhuận. Và để được hoạt động hợp pháp thì bắt buộc các nhà nghỉ phải có giấy phép kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ là văn bản được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền. Văn bản này có nội dung chấp thuận cho các cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh nhà nghỉ.
>>> Xem Thêm: Đất Lâm Nghiệp Và Các Vấn Đề Pháp Lý Đất Lâm Nghiệp Trong Farmstay
1.2. Điều Kiện Kinh Doanh Nhà Nghỉ Cần Có Giấy Phép Gì?
Kinh doanh nhà nghỉ là hoạt động thuộc dịch vụ lưu trú. Chính vì vậy để được kinh doanh một cách hợp pháp, phải tuân thủ các quy định, có đầy đủ giấy tờ. Nó phải đáp ứng được những điều kiện trong quy định đưa ra. Các giấy tờ cần có đó là:
- Đăng ký thành lập mô hình kinh doanh
- Có giấy chứng minh đủ điều kiện an ninh trật tự
- Có giấy đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Có thể là giấy của công an hay cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy.
- Xem nhà nghỉ được quyết định theo hạng lưu trú nào?
Đặc biệt khi kinh doanh cần phải đăng ký loại ngành mình kinh doanh, mã ngành: 5510 – dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
2. Giấy Phép Kinh Doanh Nhà Nghỉ Trong Farmstay
Về cơ bản farmstay cũng là mô hình có chứa dịch vụ lưu trú. Cơ bản các loại giấy tờ cần chuẩn bị cũng giống như các loại hình nhà nghỉ khác.
2.1. Đăng Ký Giấy Phép
Các dịch vụ lưu trú thường yêu cầu thẩm định những nội dung sau:
- Diện tích phòng và các thiết bị, cơ sở vật chất
- Bảng kê khai giá niêm yết
- Hình thức kinh doanh phục vụ
Các giấy chứng nhận cần xin cấp phép như đã nói ở trên cụ thể là: Giấy chứng nhận an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy. Vì vậy mà các hộ kinh doanh cần lưu ý tới hình thức kinh doanh. Chuẩn bị các bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ. Nộp hồ sơ và đợi xử lý trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
>>> Xem Thêm: Những Tiềm Năng Của Bất Động Sản Nông Nghiệp Hiện Nay
2.2. Đăng Ký Xếp Thứ Hạng
Ngoài các giấy phép đăng ký ra thì thủ tục cần được quan tâm là công nhận xếp hạng. Giấy này được sự công nhận bởi Sở văn hóa, thể thao và du lịch cấp. Đây là giấy chứng nhận giúp cho dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng trong farmstay có sự tin tưởng cao. Đồng thời đây còn là chiến lược quảng bá đến du khách.
3. Mẫu Giấy Phép Kinh Doanh Nhà Nghỉ
4. Các Thủ Tục Xin Giấy Phép Cần Lưu Ý
4.1. Thành Phần Hồ Sơ Để Xin Giấy Phép
Cần có đủ các loại giấy tờ như sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Bản khai lý lịch người kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Mạng lưới kinh doanh: Nhân viên, cơ sở vật chất,…
- Các bản cam kết bắt buộc: Phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự.
>>> Xem Thêm: Vấn Đề Pháp Lý Farmstay , Tránh RủI Ro PháP Lý Cho Nhà ĐầU Tư
4.2. Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Hoạt Động Nhà Nghỉ
Bước 1: Hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh tại các cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi làm việc và tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy này thường sẽ được trao trong 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Nếu sau 3 ngày không được giải quyết. Các hộ kinh doanh phải có văn bản yêu cầu đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Thông báo sẽ bao gồm những yêu cầu, bổ sung (nếu có).
5. Dịch Vụ Pháp Lý Của Defarm
5.1. Cách Tiếp Cận Pháp Lý
Defarm là đơn vị tiếp cận đa chiều, đa diện trong lĩnh vực farmstay: Chiến lược, thương hiệu, đầu tư, kinh doanh, pháp lý, quản trị,… Chúng tôi hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả, nhanh gọn, tốn ít chi phí nhất. Do vậy hiểu được khách hàng muốn gì và nên làm gì là mục tiêu hàng đầu của công ty.
Defarm mang tới những cái nhìn góc cạnh đầy đủ về pháp lý farmstay. Ví dụ như đất đai, pháp lý xây dựng, pháp lý vận hành,… Dịch vụ pháp lý farmstay của Defarm giúp các nhà đầu tư không còn phải lo lắng về vấn đề pháp lý.
5.2. Tại Sao Nên Chọn Defarm Làm Đơn Vị Hỗ Trợ Tư Vấn Pháp Lý
5.2.1. Giải Quyết Những Vấn Đề Cho Các Nhà Đầu Tư
Trên thị trường hiện nay, để kiếm một đơn vị hỗ trợ có tâm, có tầm về mặt pháp lý. Nhưng không phải đơn vị nào cũng có thể hiểu rõ về farmstay để tư vấn cho các nhà đầu tư. Do vậy, bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên gia về farmstay, Defarm sẽ tư vấn hướng đi chiến lược cho các nhà kinh doanh. Công ty sẽ bảo vệ những quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp trước pháp luật cho các nhà đầu tư, tránh rủi ro.
5.2.2. Hỗ Trợ Thực Hiện Thủ Tục, Giấy Tờ
Các mẫu giấy tờ được chấp thuận thì có chu trình rất phức tạp. Như giấy phép kinh doanh nhà nghỉ cần rất nhiều loại hồ sơ. Những nhà đầu tư còn đang hạn chế về chuyên môn thì Defarm hầu như hỗ trợ hết các thủ tục giấy tờ pháp lý. Dịch vụ này sẽ giảm thiểu rủi ro nhất cho các hộ kinh doanh. Và còn các lợi ích mà dịch vụ pháp lý farmstay của Defarm sẽ mang lại cho bạn nữa, bạn có thể tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn nhé!
Hy vọng với những thông tin về giấy phép kinh doanh nhà nghỉ có thể giúp ích cho bạn trong vấn đề pháp lý kinh doanh farmstay. Nếu cần hỗ trợ về pháp lý farmstay thì liên hệ Defarm. Là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực farmstay, Defarm có cách tiếp cận đa diện, đa chiều về farmstay, cung cấp cho khách hàng những giải pháp tốt nhất trong đầu tư farmstay.