Ngày nay, trào lưu “bỏ phố về rừng” để đầu tư farmstay đang diễn ra nhiều. Tuy nhiên, đa số chủ đầu tư chưa có chiến lược phân bổ thu chi hợp lý dẫn đến việc thất bại trong kinh doanh farmstay. Có nhiều người đã phải bán nhà, bán đất để duy trì việc xây dựng và phát triển farmstay nhưng không có kết quả. Đôi khi một số chủ đầu tư còn mang theo một số nợ vì không biết cách xác định điểm hòa vốn kinh doanh farmstay. Cùng Defarm tìm hiểu về điểm hòa vốn và những thông tin bổ ích trong kinh doanh farmstay để tránh những sai lầm xảy ra nhé!
Nội dung bài viết
1. Điểm Hòa Vốn Trong Kinh Doanh Là Gì?
Điểm hòa vốn trong kinh doanh là tổng thu nhập bằng tổng chi phí tại một thời điểm nào đó. Hoặc cũng có thể hiểu nó là một điểm tổng số dư đảm bảo phí đúng bằng tổng chi phí bất biến. Điểm hòa vốn được định hình bằng sản lượng hòa vốn và thu nhập hòa vốn. Vào thời điểm này có ba yếu tố cần phải được xác định: Số lượng món hàng sản xuất được, doanh số tiêu thụ, thời gian đạt hòa vốn trong năm.
>>> Xem Thêm: Mô Hình Nông Nghiệp Trong Farmstay Có Điểm Gì Thu Hút Đầu Tư?
2. Điểm Hòa Vốn Kinh Doanh Farmstay Là Gì?
Điểm hòa vốn kinh doanh farmstay là tổng doanh thu bằng tổng chi phí trong xây dựng và kinh doanh farmstay. Điểm hòa vốn là một kế hoạch cho lộ trình hoạt động của farmstay, cần được tính toán kỹ lưỡng. Bao gồm quy trình thực hiện và kết quả đạt được. Có được kế hoạch kinh doanh tốt giúp bạn hình dung được những gì bạn phải làm.
Trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh farmstay, bạn sẽ cần phải làm rõ về sứ mệnh và tầm nhìn của farmstay. Bạn phải nghĩ về những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn. Nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đó cũng không thể thiếu. Farmstay có phát triển trong nhiều năm tới hay không thì cũng tùy thuộc vào kế hoạch này. Muốn có một kế hoạch kinh doanh thật tốt nên có các yếu tố: Thực tế, đơn giản, cụ thể và khả thi.
3. Tại Sao Cần Phải Tính Điểm Hòa Vốn Trong Farmstay?
Điểm hòa vốn kinh doanh farmstay giúp bạn tính được con số tối thiểu trong doanh thu phải đạt được để không bị lỗ. Lúc này bạn sẽ đo lường được số lượng khách trong farmstay. Khi bạn biết được con số này, bạn có thể điều chỉnh những kế hoạch sau: Kế hoạch marketing, tăng hay giảm giá, kế hoạch bán hàng, kế hoạch bán chéo sản phẩm với người khác,… để tìm cách tăng doanh thu cho farmstay.
Điểm hòa vốn cũng là một cột mốc để biết được farmstay của bạn có đang hoạt động tốt hay không. Từ đây nhìn lại để xem cần chỉnh sửa hay thay đổi gì để đạt được mục tiêu đã đề ra. Thời gian để hòa vốn là một động lực giúp bạn phát triển farmstay nhằm nhanh chóng đạt được lợi nhuận kinh doanh. Và quan trọng nhất đó chính là sự kiên trì. Làm farmstay không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài. Bạn nên cân nhắc về điều này.
>>> Xem Thêm: Thiết Kế Bao Bì Sản Phẩm Nông Sản Farmstay Nâng Tầm Thương Hiệu
4. Cách Xác Định Điểm Hòa Vốn Trong Kinh Doanh Farmstay
4.1. Liệt Kê Những Khoản Chi Phí
Trước khi tính điểm hòa vốn kinh doanh farmstay. Bạn phải liệt kê ra các khoản chi phí, chẳng hạn như chi phí mềm. Đặc biệt là chi phí cố định – tổng chi phí mà bạn đầu từ lúc ban đầu.
- Các chi phí cố định: Trong farmstay như là chi phí xây dựng, chi phí thuê đất, chi phí lương nhân sự,…
- Các chi phí mềm: Là những chi phí có thể thay đổi theo thời gian như chi phí marketing, chi phí điện,…
Ngoài ra, cần lưu ý những khoản chi phí phát sinh trong lúc vận hành farmstay như sửa ống nước, sửa điện,… Những chi phí này bạn cần phải liệt kê rõ ràng. Mặc dù nó ít nhưng để tránh thiếu sót trong kê khai dẫn đến việc thiếu hụt mà không biết từ đâu. Việc phân chia tài chính không hợp lý sẽ khiến những kế hoạch khác của bạn bị đình trệ hơn.
4.2. Liệt Kê Những Khoản Thu Farmstay
Đối với kinh doanh một farmstay, thông thường sẽ có những khoản thu từ các phần của farmstay như sau: Khoản thu từ phần kinh doanh stay, khoản thu từ nông sản trong farm, từ các dịch vụ trải nghiệm, dịch vụ ẩm thực,…
- Phần farm: Là khoản thu từ việc bán nông sản trong farmstay.
- Phần stay: Là khoản thu từ việc cho khách du lịch thuê phòng nghỉ lại qua đêm.
- Dịch vụ ẩm thực: Là khoản thu từ dịch vụ ẩm thực như bán thức ăn, nước uống giải khát và các dịch vụ chăm sóc khác.
- Dịch vụ trải nghiệm: Đây là khoản thu từ du khách đến trải nghiệm các dịch vụ làm nông, hái trái cây, vui chơi cùng động vật,… trong farmstay.
4.3. Tính Điểm Hòa Vốn Kinh Doanh Farmstay
Điểm hòa vốn đạt được khi: Doanh thu – chi phí = 0
Nói một cách khác là toàn bộ doanh thu đủ để chi trả tất cả các chi phí. Có nghĩa là bạn không bị lỗ nhưng bạn vẫn chưa có lãi từ việc kinh doanh. Điểm hòa vốn kinh doanh farmstay giúp bạn tính được các con số tối thiểu trong kinh doanh. Doanh thu của farmstay phải đạt được, bạn biết được số khách phải đón trong phần stay. Khi nắm được con số này, có thể điều chỉnh về kế hoạch marketing, bán hàng, tăng hay giảm giá, bán chéo sản phẩm với người khác,… Từ đây mình tìm cách tăng doanh thu.
Điểm hòa vốn được coi là điểm quan trọng đầu tiên, cũng là mấu chốt mà bạn cần tính được trước khi đầu tư farmstay. Nếu cảm thấy điểm hòa vốn là một vấn đề quá khó thì hãy ngừng ngay việc kinh doanh. Đừng nghĩ kinh doanh farmstay là một mô hình siêu lợi nhuận. Nó chỉ siêu lợi nhuận với những ai biết làm nó mà thôi.
>>> Xem Thêm: Những Kiến Thức Cần Biết Để Kinh Doanh Thực Phẩm Sạch Thành Công
5. Những Lưu Ý Trong Kinh Doanh Farmstay Để Đạt Điểm Hòa Vốn
5.1. Thực Hiện Lời Tuyên Bố Sứ Mệnh Farmstay
Sứ mệnh là lý do farmstay sinh ra, tồn tại và phát triển hướng tới một mục tiêu đặt ra. Nó quyết định đến tất những việc làm và hoạt động xuyên suốt của farmstay. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định công việc kinh doanh farmstay của bạn sẽ thành công hay thất bại, sẽ phát triển rực rỡ hay không. Nên hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng, chu đáo về sứ mệnh của farmstay của bạn.
Lời tuyên bố sứ mệnh cực kỳ quan trọng trong farmstay, quan trọng hơn cả việc farmstay đem lại lợi nhuận bao nhiêu nữa. Bởi vì lý do tồn tại của một farmstay quyết định các giá trị, văn hóa, sự phát triển của farmstay đó. Chính vì thế bạn hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ thật kỹ cho sứ mệnh của farmstay.
5.2. Đánh Giá Nguồn Lực Hiện Tại Và Tuyên Bố Mục Tiêu
Đánh giá nguồn lực hiện tại và nắm rõ kinh doanh farmstay giúp bạn hiểu mình đang ở đâu. Đánh giá nguồn lực bao gồm nguồn lực về tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực về nhân sự và các nguồn lực vô hình khác. Từ đó đưa ra những mục tiêu, giải pháp chính xác, phù hợp cho từng giai đoạn. Thông tin càng chi tiết, cụ thể thì việc đưa ra quyết định quản trị hay chiến thuật kinh doanh càng dễ dàng hơn.
Việc tuyên bố mục tiêu rõ ràng giúp bạn đi đúng hướng, không bị mơ hồ trong vận hành. Bạn hiểu được mình cần phải làm gì trong những khoảng thời gian tiếp theo. Hay chi tiết hơn nữa là ngày tiếp theo mình phải làm gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Ngoài ra, việc tuyên bố mục tiêu rõ ràng cũng giúp bạn hạn chế sai sót khi đề ra điểm hòa vốn kinh doanh farmstay. Điều này làm giảm bớt hậu quả từ những rủi ro xảy ra trong quá trình farmstay hoạt động.
5.3. Thiết Lập Chiến Lược Cho Farmstay
Thiết lập chiến lược cho farmstay giúp chủ đầu tư có góc nhìn rõ ràng và đưa farmstay phát triển theo kế hoạch. Chiến lược đúng đắn đưa farmstay phát triển nhanh hơn và dễ dàng đạt được điểm hòa vốn trong farmstay.
- Thu thập và nghiên cứu về thông tin thị trường trong quá khứ và hiện tại. Đưa ra những nhận định trong tương lai gần.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa trong quá trình phát triển farmstay.
- Tạo chiến lược thay thế hoặc kết hợp nhiều chiến lược (đa chiến lược).
- Lựa chọn chiến lược phù hợp với farmstay của mình.
- Lập mục tiêu chiến lược rõ ràng và hành động đúng.
5.4. Lập Chiến Lược Và Kế Hoạch Marketing Cho Farmstay
Để đạt được doanh thu tốt cho farmstay, bạn phải vạch ra và phát triển một chiến lược marketing tốt cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Hãy tìm đến những đơn vị chuyên về marketing để nhận được tư vấn và hỗ trợ hữu ích. Bạn cần có thông điệp và truyền tải thông điệp đến khách hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể thiết lập nên một kế hoạch marketing về giá cả, về cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh farmstay, vị trí và ý tưởng khuyến mãi cho từng sản phẩm của farmstay. Khách hàng biết đến sản phẩm của bạn cần có thời gian và marketing đúng đắn. Hãy kiên trì bạn nhé.
5.5. Thiết Lập Hệ Thống Quản Lý Và Phân Tích Tài Chính
Khi kinh doanh farmstay, bạn phải hiểu rõ những thành phần cấu trúc, vận hành farmstay. Và trong bộ máy nhân sự, mọi người tham gia vào farmstay cũng cần phải được liệt kê và mô tả chi tiết, cụ thể về nhiệm vụ. Việc này giúp cho mọi người hiểu rõ vị trí của mình và làm việc một cách có hiệu quả nhất.
Phân tích tài chính giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những con số. Từ những phân tích mà có thể tính điểm hòa vốn trong từng giai đoạn: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Biết được những điều này sẽ giúp bạn có những điều chỉnh để farmstay phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó còn dự đoán và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Nếu không thể tính điểm hòa vốn kinh doanh farmstay của mình thì bạn không nên đầu tư. Vì khi đó bạn không thể đo lường được mức độ sinh lời của farmstay. Việc không kiểm soát được công việc kinh doanh dẫn đến không thể ra quyết định vận hành farmstay. Chính vì vậy bài viết của Defarm trên đây là những thông tin bổ ích có thể giúp bạn tính điểm hòa vốn farmstay thật tốt. Dịch vụ quản trị farmstay của Defarm mang lại những giải pháp hữu hiệu giúp cho công việc kinh doanh farmstay dễ dàng hơn nhiều.