Trồng Rau Hữu Cơ Là Gì? Lưu Ý Khi Trồng Rau Hữu Cơ

Ngày nay, với mong muốn nâng cao sức khỏe, con người dần ưa chuộng nông sản hữu cơ nhiều hơn. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà vườn đẩy mạnh việc phát triển, sản xuất rau hữu cơ. Sau đây, Defarm sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin và bí quyết trồng rau hữu cơ qua bài viết này. Cùng theo dõi nhé!

1. Trồng Rau Hữu Cơ Là Gì?

Rau hữu cơ là trồng các loại rau được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên. Cụ thể là không sử dụng các loại phân bón hóa học, không dùng các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nảy mầm, kích thích tăng trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ hay các sản phẩm biến đổi gen và các chất bảo quản.

Hơn hết, đất trồng được kiểm định thường xuyên để đảm bảo đạt chuẩn tơi xốp, canh tác tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng cho rau phát triển. Nguồn nước sạch, không nhiễm kim loại nặng hay chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Giống rau trồng phải có sức chống chịu tốt trước các tác động của sâu bệnh hại.

Rau hữu cơ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Vì được canh tác hoàn toàn trong tự nhiên, đảm bảo không ảnh hưởng bởi các chất hóa học nên sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ em và cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cả người trưởng thành.

Trồng Rau Hữu Cơ
Trồng Rau Hữu Cơ

>>> Xem Thêm: Thịt Lợn Sạch Hữu Cơ – Những Kiến Thức Cần Biết Và Lợi Ích Sử Dụng

2. Ưu Điểm Của Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ

Đây là phương pháp trồng rau sạch hữu cơ an toàn, chất lượng và không sử dụng các sản phẩm hóa học. Nguồn nước tưới được sử dụng 100% là nguồn nước sạch nên mang đến vườn rau sạch, chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Cây sinh trưởng tự nhiên nên thời gian phát triển sẽ lâu hơn với những cách trồng khác và nó tích tụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do đó rau có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao và rất tốt cho sức khỏe. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương thức canh tác khác như luân canh, xen canh nhiều loại cây khác nhau trong nông trại.

 Trồng Rau Hữu Cơ
Ưu Điểm Của Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ

3. Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Hữu Cơ 

Muốn trồng rau hữu cơ, ban cần phải có một quy trình và phương pháp tối ưu nhất. Rau hữu cơ là loại rau khó canh tác và có yêu cầu rất cao. Sau đây là những điều bạn cần làm khi tiến hành trồng rau:

  • Hiểu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của rau hữu cơ.
  • Lưu ý về nguồn đất trồng rau hữu cơ, hệ thống tưới tiêu đảm bảo.
  • Bón phân hữu cơ đúng cách.
  • Loại trừ sâu bệnh cho rau.
  • Chọn giống phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.
 Trồng Rau Hữu Cơ
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau

>>> Xem Thêm: Thực Phẩm Sạch – Thực Phẩm An Toàn Cho Mọi Gia Đình

4. Những Lưu Ý Khi Trồng Rau Hữu Cơ

4.1. Chuẩn Bị Ruộng

Cách biệt khu đất ruộng trong thực phẩm hữu cơ bằng những không gian bao trùm là cỏ. Hay nói cách khác là tạo một vùng đệm nâng cấp giữa khu vực chuẩn bị trồng rau. Đối với những cách thu đất sản xuất thông thường thì đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học, thuốc trừ sâu và các loại phân bón.

4.2. Lên Kế Hoạch Sản Xuất Tốt

Điều quan trọng đối với quy trình sản xuất thực phẩm hữu cơ chính là lý kế hoạch sản xuất. Cần nghiên cứu nên trồng bao nhiêu giống đối với diện tích đất như thế nào, thời gian chăm sóc là bao lâu. Để đảm bảo cây trồng phát triển trong một môi trường hiệu quả và tăng năng suất cao nhất thì bạn có thể lựa chọn giống cây trồng phù hợp với môi trường đất. Do đó, bạn vẫn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và lên kế hoạch cụ thể.

 Trồng Rau Hữu Cơ
Lưu Ý Khi Trồng Rau Hữu Cơ

4.3. Chuẩn Bị Nước Tưới

Cách trồng rau hữu cơ được tốt nhất là bạn phải đảm bảo nguồn nước tưới sạch và mang lại hiệu quả đối với sự phát triển của cây trồng. Chẳng hạn gần những cơn mưa con suối con sông hoặc bạn có thể bắt hệ thống tưới nước xung quanh của mình. Điều đó sẽ giúp tạo ra điều kiện phát triển tốt nhất cho cây trồng. Tuy nhiên phải qua hệ thống xử lý an toàn và đảm bảo chất lượng trước khi tưới cho rau.

>>> Xem Thêm: Cách Ủ Rác Thải Nhà Bếp Trồng Rau Mà Mọi Nông Dân Nên Biết

5. Những Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Hiệu Quả

5.1. Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ “6 Không”

Theo mô hình này để có một thể trồng rau hữu cơ đảm bảo chất lượng người nông dân còn phải đảm bảo tuyệt đối các quy chuẩn an toàn về môi trường và vệ sinh ATTP. Đặc biệt “6 Không” là: Không trồng trên đất và nước nhiễm hóa chất nông nghiệp; không thuốc diệt cỏ; không sử dụng thuốc trừ sâu; không sử dụng phân bón hóa học; không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng; không sử dụng giống biến đổi gen.

5.2. Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Trên Đất Nhiễm Phèn

Với mô hình này rau được trồng trong nhà màng nên có thể phòng trừ sâu bệnh gây hại. Rau không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, mô hình canh tác này có thể dùng những phế thải của nông nghiệp. Vì vậy, nó sẽ góp phần vào việc giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường như rác thải sinh hoạt. Theo đánh giá thì mô hình trồng rau này giúp nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí.

Trồng Rau Hữu Cơ Sạch
Những Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Hiệu Quả

6. Áp Dụng Trồng Rau Hữu Cơ Trong Farmstay

Farmstay là gì? Tại sao cần phải trồng rau hữu cơ đối với mô hình farmstay. Farmstay là sự kết hợp giữa farm và stay. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là mô hình có trang trại đang hoạt động và du khách đến đây có thể ở lại, nghỉ dưỡng, phù hợp với những người yêu thích nhiên nhiên.

Đến với farmstay du khách được hòa mình vào cảnh quan trù phú của đất trời, những khu vườn bạt ngàn mênh mông. Trồng rau sạch, rau hữu cơ trong farmstay sẽ giúp khách hàng được tận hưởng trọn vẹn không gian xanh cùng thực phẩm xanh sạch an toàn. Với mô hình farmstay thì có rất nhiều cách để bạn trồng rau hữu cơ. Sau đây là một vài phương pháp bạn có thể tham khảo để áp dụng.

6.1. Phương Pháp Thổ Canh Truyền Thống

Đây là một phương pháp trồng rau đã xuất hiện từ lâu đời, phương pháp thổ canh được nhiều người sử dụng do việc tận dụng được những nguồn nguyên liệu sẵn có để trồng trọt. Chính vì thế mà nông dân không cần đầu tư chi phí quá nhiều. Đất được tơi xốp, bón phân hữu cơ cho đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau đó lựa chọn giống và gieo hạt.

Qua một khoảng thời gian chăm sóc, cây sinh trưởng tự nhiên, hấp thụ ánh sáng từ mặt trời, không khí, độ ẩm. Bên cạnh đó, việc tưới nước thường xuyên cũng giúp cây đảm bảo điều kiện sinh trưởng. Tùy theo loại hạt giống và mùa vụ, chúng ta có thể thu hoạch sản phẩm sạch ngay trên khu đất của mình rồi.

  • Ưu điểm: Không yêu cầu kỹ thuật cao, dễ chăm sóc và thu hoạch, chi phí đầu tư ban đầu thấp.
  • Nhược điểm: Chi phí nhân công nhiều đối với những khu vườn lớn. Cần sử dụng lượng đất, phân bón, nước nhiều so với các phương pháp khác.
Trồng Rau Hữu Cơ
Phương Pháp Thổ Canh Truyền Thống

6.2. Phương Pháp Trồng Rau Bán Thủy Canh

Đây là phương pháp cải tiến một bước so với truyền thống. Với cách trồng này sẽ sử dụng một nửa nước và một nửa đất để giúp cho việc chăm sóc cây dễ dàng hơn, thế nên nó mới có tên là thủy canh. Chậu cây sẽ được chia làm hai ngăn, một ngăn đựng đất là không gian phát triển cho cây trồng. Ngăn phía dưới thì dùng để đựng nước và dinh dưỡng thủy canh. Hai phần này được người nông dân ngăn cách bởi một vách ngăn có những lỗ thoáng khí và một bấc để hút nước và dinh dưỡng cho cây trồng.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm được lượng nước do sử dụng tuần hoàn, rau và thủy hải sản đều có điều kiện thuận lợi để phát triển.
  • Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật cao, dành thời gian chăm sóc và theo dõi lâu dài để tránh nhiễm bệnh cho thực phẩm.

6.3. Phương Pháp Trồng Rau Khí Canh

Đây là một trong những phương pháp trồng rau khá đặc biệt. Với cách trồng này, nhà nông hoàn toàn không cần đất, nước, rất tiện dụng và gọn nhẹ. Rễ cây được đặt trong môi trường không khí, được phun nước và dinh dưỡng vào những giờ nhất định để cây có thể phát triển. Phương pháp này sẽ giúp rễ cây luôn thoáng khí và đảm bảo có đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển tốt nhất.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm được diện tích đất, cây trồng khỏe mạnh phát triển tốt.
  • Nhược điểm: Sử dụng hệ thống đầu tư đắt tốn kém so với phương pháp truyền thống, cần màng bảo vệ chống sâu bệnh.
Trồng Rau Hữu Cơ
Phương Pháp Trồng Rau Khí Canh

6.4. Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh

Phương pháp trồng rau thủy canh giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí chăm sóc, nó còn đồng thời giảm thiểu tình trạng sâu bệnh. Các phương pháp trồng rau thủy canh có rất nhiều và rất dễ dàng sử dụng. Trước khi lựa chọn bất kì phương pháp nào bạn cũng nên tìm hiểu trước để tránh thất bại không đáng có.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm được lượng nước lớn do sử dụng tuần hoàn, bên cạnh đó dễ dàng sử dụng do yêu cầu kỹ thuật thấp.
  • Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao bởi áp dụng mô hình và hệ thống tưới lớn.

Trên đây là những điều bạn cần biết về mô hình trồng rau hữu cơ hiện nay. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm khi tham gia vào sản xuất rau hữu cơ. Defarm chúc bạn sẽ thành công với những dự án của mình trong tương lai.

5/5 - (14 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon