Thiên Địch – Sinh Vật Tiêu Diệt Sâu Hại Hiệu Quả Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Farmstay

Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong canh tác hữu cơ cũng như đảm bảo cân bằng sinh thái. Các loài thiên địch giúp nhà nông tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng, đảm bảo an toàn đối với môi trường tự nhiên, đặc biệt là trong môi trường farmstay. Canh tác nông nghiệp hữu cơ vừa mang lại sản phẩm sạch, vừa bảo vệ các loài thiên địch, đồng thời cũng nhận lại các lợi ích từ chúng. Cùng Defarm tìm hiểu về các loài thiên địch và làm sao để bảo vệ bền vững những loài vật có ích này nhé!

1. Thiên Địch Là Gì?

Thiên địch là các loài động vật có ích được sử dụng để diệt trừ các loại sinh vật có hại giúp bảo vệ mùa màng. Những loài thiên địch phổ biến mà ta có thể thấy đó là: Chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa, cóc, chim sâu, cú, rắn, mèo, nhện, bọ cánh cứng, bọ xít, các loài côn trùng có ích khác,… Để hạn chế dùng thuốc trừ sâu thì sử dụng thiên địch trong nông nghiệp là một trong những giải pháp sinh học được ưa dùng giúp bảo vệ môi trường. Hiện nay chúng đang được sử dụng nhiều trong thực tiễn sản xuất. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp sẽ chứa những nhóm khác nhau. Chúng ăn hoặc gây hại cho các loài sâu bọ gây hại, hạn chế sự phát triển của quần thể dịch hại.

Thiên Địch Có Ích
Thiên Địch Có Ích

>>> Xem Thêm: Sử Dụng Bọ Xít Làm Phương Pháp Chống Sâu Bệnh Hiệu Quả

2. Tác Dụng Của Thiên Địch Trong Mô Hình Farmstay

Farmstay là một cái tên còn khá mới trên thị trường. Đây là mô hình kết hợp giữa nông trại và dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng. Du khách được tham quan, trải nghiệm trang trại, có chỗ nghỉ lại. Farmstay phát triển nương tựa vào tự nhiên nên có không khí trong lành, đưa con người về gần gũi hơn với thiên nhiên. Môi trường trong farmstay xanh, sạch và đảm bảo sức khỏe.

Trong farmstay, thiên địch là một phương pháp tiêu diệt sâu bệnh hại thay cho thuốc trừ sâu. Các loài thiên địch có lợi trong farmstay có thể sử dụng như chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa, chim sâu, mèo,… không gây hại cho con người. Nông sản như rau thường chứa các loại rệp ăn lá. Sử dụng bọ rùa hay bọ ngựa là giải pháp tốt. Thế nhưng việc nuôi trồng và duy trì các loài thiên địch này khá khó khăn. Vì vậy cần phải chú ý để bảo vệ và duy trì thiên địch. Cần tạo điều điều kiện thuận lợi cho thiên địch phát triển, tiêu diệt sâu hại. Khi số lượng sâu hại giảm xuống quá nhiều thì con người có thể tác động, thêm nguồn thức ăn cho thiên địch có ích.

Thiên Địch
Thiên Địch

3. Các Loại Thiên Địch Có Ích Cho Canh Tác 

3.1. Nhện

Hầu như các loài nhện đều ăn sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Có nhiều loài sống trên cạn và nhiều loài sống dưới nước. Nhện khá giỏi bắt mồi nhờ tơ nhện hay sự nhanh chân của chúng. Đối với các loài nhện lớn thì một con nhện mỗi ngày có thể ăn 15 con mồi. Chúng sinh sống trong tự nhiên và không gây hại cho con người. Nhện nhỏ ăn thịt là thiên địch của bọ trĩ. Việc sử dụng chúng trong canh tác hữu cơ còn ít, hầu như là từ thiên nhiên.

Nhện
Nhện

>>> Xem Thêm: Lợi Ích Của Trồng Xen Canh Và Những Lưu Ý Quan Trọng Cho Nhà Nông

3.2. Bọ Xít

Bọ xít thuộc chi Nabis. Chúng là một loại săn mồi. Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Chúng bắt hết các côn trùng nhỏ hơn. Đồng thời cũng ăn thịt lẫn nhau nếu như không có thức ăn khác. Đặc điểm của bọ xít là khá hôi nhưng nó rất có ích cho canh tác nông nghiệp.

Bọ Xít
Bọ Xít

3.3. Bọ Rùa

Bọ rùa là cái tên khá quen thuộc. Ta thường nghe đến những lợi ích của con bọ rùa trong sản xuất nông nghiệp. Vậy công dụng của nó như thế nào, cùng Defarm tìm hiểu nhé!

Bọ rùa có thân hình tròn với nhiều màu sắc khác nhau: Đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng. Nhìn chúng nhỏ xinh và khá bắt mắt. Đây là nhóm côn trùng đa dạng, có ích ở cả giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành. Một số loại bọ rùa có ích như bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm, bọ rùa 8 chấm. Chúng ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non), trứng rầy. Không chỉ con trưởng thành mà ấu trùng của nó cũng ăn những loại bọ này. Bọ rùa rất được ưa chuộng làm thiên địch trong canh tác hữu cơ.

Bọ Rùa
Bọ Rùa

>>> Xem Thêm: Thâm Canh Trong Nông Nghiệp Và Kiến Thức Cần Biết Về Thâm Canh

3.4. Ong Ký Sinh

Ong ký sinh thuộc bộ cánh mỏng, vòi trứng của chúng rất dài. Chúng thường đẻ trứng vào ấu trùng của các côn trùng có hại như ấu trùng của bướm trắng, bướm ngũ sắc, sâu keo, sâu bông,… Ong ký sinh là kẻ thù tự nhiên của các côn trùng có hại. Một số loài ong ký sinh có ích như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Khi chúng đẻ trứng vào ấu trùng sâu hại, trứng ong phát triển và phá hủy vật ký sinh. Vì ong có thể đốt con người nên dùng ong ký sinh trong canh tác hữu cơ cần cẩn thận.

Ong Ký Sinh
Ong Ký Sinh

3.5. Kiến

Kiến xuất hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Nhưng không phải loài kiến nào cũng có ích cho canh tác hữu cơ. Loài kiến được sử dụng nhiều nhất trong canh tác hữu cơ là kiến vàng. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại trên cây ăn trái. Đây là một loại côn trùng đã có từ lâu. Nhận thấy những lợi ích của nó nên người nông dân sử dụng nó trong canh tác. Nhằm tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng thuốc hóa học. Ngoài ra còn có kiến ba khoang. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con.

Kiến Vàng
Kiến Vàng

3.6. Chuồn Chuồn

Có rất nhiều loại chuồn chuồn to nhỏ khác nhau mà chúng ta hay thấy ở các vùng quê. Chúng thường bắt mồi ở trên không. Thức ăn của chúng là côn trùng, sâu bọ. Hiện nay thì hầu như là chuồn chuồn tự phát triển ngoài tự nhiên. Việc sử dụng chúng cho canh tác hữu cơ thì chưa nhiều.

Chuồn Chuồn
Chuồn Chuồn

>>> Xem Thêm: Luân Canh – Phương Pháp Tối Ưu Hóa Đất Trồng Tốt Nhất Tại Farmstay

3.7. Bọ Ngựa

Bọ ngựa là sinh vật có ích cho các hoạt động sản xuất của con người. Chúng chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng. Thức ăn của bọ ngựa là các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián,… Những con bọ ngựa lớn hơn ăn con mồi lớn hơn. Bọ ngựa rất giỏi ngụy trang nên khá khó để thấy và biết được số lượng của chúng. Đây là thức ăn của các loài bò sát, rắn,… có kích thước lớn hơn chúng.

Bọ Ngựa
Bọ Ngựa

3.8. Bọ Cánh Cứng Ba Khoang

Bọ cánh cứng ba khoang là loài côn trùng thân cứng. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ. Chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy.

Bọ Cánh Cứng
Bọ Cánh Cứng

4. Nhân Nuôi Và Sử Dụng Thiên Địch

Thiên địch mang lại khá nhiều lợi ích trong canh tác hữu cơ. Thế nhưng phương pháp này chưa được phổ biến và triển khai trên diện rộng. Sử dụng thiên địch có tác dụng lâu hơn thuốc trừ sâu. Người dân vẫn quen dùng thuốc diệt ngay, mang lại hiệu quả tức thì. Thiên địch nếu không chăm sóc và bảo vệ đúng cách cũng rất dễ chết. Các giống nuôi trồng hiện nay cũng chưa có. Cần có các giải pháp để sử dụng thiên địch thay cho thuốc trừ sâu một cách hiệu quả. Vừa bảo vệ mùa màng vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

>>> Xem Thêm: Du Lịch Nông Thôn Và Tiềm Năng Phát Triển Cần Khai Phá

5. Duy Trì Và Bảo Vệ Các Loài Thiên Địch Trong Farmstay

Thiên địch tự nhiên có khả năng tiêu diệt sâu hại mạnh hơn các loài được nhân nuôi. Vì vậy mà mình nên tận dụng nguồn thiên địch này trong farmstay. Tạo ra môi trường để nó phát triển và sinh sản nhiều hơn. Có thể dựa vào các giải pháp mang tính sinh thái nhằm tiêu diệt nhiều hơn sâu hại. Cần có các biện pháp bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên.

5.1. Duy Trì Dịch Hại Ở Mật Độ Thấp 

Dịch hại ở mật độ thấp nó không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. Sự gây hại có ý nghĩa khi chúng đạt đến mật độ gây hại kinh tế. Đối với dịch hại ở mật độ thấp còn cung cấp thức ăn cho các loài thiên địch trong farmstay, giúp duy trì và phát triển. Vì vậy, không nên tiêu diệt hoàn toàn dịch hại, để cho nó tồn tại ở mật độ thấp, có thể chấp nhận được.

Duy Trì Dịch Hại Ở Mức Thấp Nhất
Duy Trì Dịch Hại Ở Mức Thấp Nhất

5.2. Xác Định Ngưỡng Hữu Hiệu Của Thiên Địch

Mật độ thiên địch quá thấp không thể hạn chế được dịch hại. Cho dù đó là một loại thiên địch mạnh. Quần thể cần đạt tới một mức độ nhất định mới có thể hạn chế được dịch hại. Mật độ này được gọi là ngưỡng hữu hiệu của thiên dịch hại. Nghĩa là mật độ của các loài có khả năng kìm hãm được dịch hại ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Mà nó không cần phải áp dụng bất kỳ một biện pháp trừ diệt nào khác. Ngưỡng hữu hiệu của thiên địch là đại lượng luôn thay đổi. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được xác định cho từng sinh quần cụ thể. Nếu mật độ thiên địch trong farmstay không đủ thì con người có thể tác động, thêm thiên địch từ nơi khác hoặc nhân nuôi dự trữ phòng khi cần thiết.

Xác Định NgưỡngXác Định Ngưỡng Hiệu Của Thiên Địch Hiệu Của Thiên Địch
Xác Định Ngưỡng Hiệu Của Thiên Địch

5.3. Áp Dụng Hợp Lý Các Biện Pháp Canh Tác

Có nhiều biện pháp canh tác mang lại hiệu quả trong canh tác nông nghiệp farmstay như thâm canh, xen canh,… Áp dụng tốt các biện pháp này giúp cho sự phát triển của cây trồng cũng như sự phát triển của thiên địch tốt hơn. Đa dạng cây trồng tạo môi trường cho các loài thiên địch. Bên cạnh những loài trên mặt đất thì các loài dưới đất cũng cần điều kiện phát triển tốt như tạo độ tơi xốp, thông thoáng. Biện pháp tỉa cành vừa cung cấp chất hữu cơ tự nhiên cho đất, vừa tạo điều kiện thoáng, ánh sáng cho sự phát triển của bọ rùa.

Áp Dụng Các Biện Pháp Hợp Lý Trong Canh Tác
Áp Dụng Các Biện Pháp Hợp Lý Trong Canh Tác

5.4. Bảo Đảm Tính Đa Dạng Thực Vật Trong Vườn Cây Trồng

Một số loại thực vật là nơi cư trú hay cung cấp thức ăn cho thiên địch. Sự đa dạng thực vật trong vườn cây trồng farmstay cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ. Bên cạnh đó còn làm đa dạng thêm thiên địch. Có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt, mùa màng sẽ được bảo vệ. Môi trường cũng được bảo đảm an toàn, không chứa các hóa chất độc hại. Nông sản farmstay đảm bảo các tiêu chuẩn sạch và an toàn.

>>> Xem Thêm: Du Lịch Sinh Thái – Mô Hình Du Lịch Mới, Độc Đáo Thu Hút Nhiều Du Khách

5.5. Sử Dụng Hợp Lý Thuốc Hóa Học Bảo Vệ Thực Vật

Các loài thiên địch rất mẫn cảm với thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ cần phun thuốc này một lần cũng đủ để giết chết tất cả các loài ở đó. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại ở trên ngưỡng gây hại kinh tế, cần đảm bảo đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và phương pháp. Nên chọn thuốc có tính chọn lọc. Thuốc tác động nội hấp, ít độc. Thời gian tác động của thuốc ngắn sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng đến thiên địch. Nếu không nằm trong trường hợp bất khả kháng thì không nên dùng thuốc. Môi trường farmstay là môi trường sạch, nuôi thiên địch hiệu quả.

Tránh Sử Dụng Hóa Chất Trong Nông Nghiệp
Tránh Sử Dụng Hóa Chất Trong Nông Nghiệp

Các loài thiên địch mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhà nông phải không nào. Thế nhưng thiên địch lại chưa được nhiều sự quan tâm và tìm hiểu để áp dụng vào thực tế trồng trọt. Nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Cùng với sự phát triển nông nghiệp hữu cơ trong tương lai, thiên địch sẽ là một phần không thể thiếu để đảm bảo chất lượng. Các mô hình farmstay sẽ là môi trường lý tưởng. Hy vọng những kiến thức Defarm mang lại trong bài viết này giúp ích cho mọi người hiểu hơn về thiên địch. 

5/5 - (10 bình chọn)
Thẻ bài viết:

One thought on “Thiên Địch – Sinh Vật Tiêu Diệt Sâu Hại Hiệu Quả Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Farmstay

  1. Pingback: Đến Thăm Trang Trại Nông Nghiệp Thiên Nhiên - Đời Sống Cơ Đốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon