Hiểu Pháp Lý Đất Nông Nghiệp Farmstay Để Tránh Những Sai Lầm Dễ Mắc Phải Khi Đầu Tư Farmstay

Pháp lý đất nông nghiệp là đề tài được quan tâm hàng đầu với các nhà đầu tư. Nó đóng vai trò quan trọng quyết định đảm bảo farmstay phát triển thuận lợi. Một mô hình kinh doanh khi được các cơ quan có thẩm quyền phải xuất trình được giấy phép pháp lý có liên quan. Những quy định này liên quan đến luật pháp. Nhưng nhiều chủ đầu tư chủ quan và xảy ra những sai lầm không đáng có. Hiểu được vấn đề này, Defarm cung cấp cho bạn đọc tham khảo các kiến thức về đất nông nghiệp, vai trò, mục đích và pháp lý để tránh những rủi ro trong quá trình đầu tư nhé!

1. Pháp Lý Đất Nông Nghiệp Với Quy Định Của Pháp Luật

1.1. Đất Nông Nghiệp Là Gì?

Đất nông nghiệp là phần đất mà người dân được giao bởi Nhà nước. Nó được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi, phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Nó còn là tư liệu sản xuất, tài liệu, đối tượng lao động không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.

Pháp Lý Đất Nông Nghiệp
Pháp Lý Đất Nông Nghiệp

1.2. Cơ Sở Pháp Lý Đất Nông Nghiệp

Theo luật đất nông nghiệp 2013 cho thấy nội dung pháp lý đất nông nghiệp:

  • Hạn mức giao đất nông nghiệp: Tùy vào từng loại đất sẽ có những hạn mức riêng. Ví dụ đất dành cho phòng hộ, sản xuất thì không được quá 30 héc ta.
  • Hạn mức mà các hộ gia đình, cá nhân được nhận, chuyển quyền sử dụng đất: Không quá 10 lần hạn mức khi giao dịch.
  • Đất nông nghiệp thuộc các hộ gia đình, dân cư đang sử dụng.
  • Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích: Quỹ đất này thường được xây dựng nhiều dự án công cộng. Như là nhà văn hóa, giáo dục, y tế, chợ,…
  • Đất nông nghiệp do tổ chức, cá nhân của nước ta đang định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng.
  • Đất trồng lúa: Nhà nước đang có chính sách bảo vệ đất trồng lúa. Tránh sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp khác.
  • Đất rừng sản xuất: Đây là phần đất thường sẽ tập trung ở xa khu vực dân cư. Phần này được nhà nước giao để bảo vệ và phát triển rừng.
  • Đất rừng phòng hộ.
  • Đất rừng đặc dụng.
  • Đất làm muối.
  • Đất có mặt nước nội địa.
  • Đất có mặt nước ven biển.
  • Đất bãi bồi ven sông, ven biển.
  • Đất sử dụng cho kinh doanh các mô hình trang trại.

1.3. Một Số Loại Giấy Tờ Liên Quan Đến Pháp Lý Đất Nông Nghiệp

Khi sử dụng đất, luật đất nông nghiệp thì cũng cần phải có những loại giấy tờ nhất định để xác định việc sử dụng đất. Ví dụ như các biên bản nộp thuế, thuê đất. Các giấy tờ về sổ hộ khẩu, tạm trú, CMND hoặc giấy khai sinh có ghi địa chỉ thường trú. Và quan trọng nhất là phải có giấy tờ về giao, nhận đất nông nghiệp, sử dụng đất. Đương nhiên bạn cũng phải có cơ sở kiến thức về luật đất nông nghiệp để hiểu rõ hơn nhé.

Pháp Lý Đất Nông Nghiệp
Giải Quyết Pháp Lý Đất Nông Nghiệp Cần Có Những Giấy Tờ Đi Kèm
Pháp Lý Đát Nông Nghiệp
Giải Quyết Pháp Lý Đất Nông Nghiệp Cần Có Những Giấy Tờ Đi Kèm

1.4. Mục Đích Sử Dụng Đất Nông Nghiệp

Đất nông nghiệp được chia làm các nhóm khác nhau, cụ thể:

  • Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Ví dụ như trồng lúa.
  • Đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi: Là được dùng phục vụ cho việc chăn nuôi. Có thể làm nơi trồng cỏ tự nhiên làm thức ăn cho chăn nuôi.
  • Đất trồng cây lâu năm: Trồng các loại cây trên 1 năm.
  • Đất rừng sản xuất: Có thể nói đây là bộ phận quan trọng. Là rừng tự nhiên nhưng được nhà nước giao đất này cho các tổ chức. Để nhằm mục đích quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
  • Đất rừng phòng hộ: Được dùng để bảo vệ nguồn nước lũ, bảo vệ đất. Nó giúp chống xói mòn, làm cân bằng môi trường sinh thái đặc biệt là điều hòa khí hậu
  • Đất rừng đặc dụng: Mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái. Nó còn được kết hợp để phát triển kinh tế. Kết hợp với mô hình sở thú, danh lam thắng cảnh.
  • Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối: Là đất để nuôi trồng các loại thủy sản.
  • Đất nông nghiệp khác: Đất này thì được sử dụng xây các loại nhà kính. Cũng có thể xây các loại nhà khác để phục vụ cho việc trồng trọt. Kể cả hình thức không trực tiếp trên đất. Đất trồng trọt, chăn nuôi cho mục đích học tập, thí nghiệm. Cũng có thể là đất ươm giống, trồng hoa, cây cảnh.
Đất Rừng Phòng Hộ

>>> Xem Thêm: Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp Và Pháp Lý Defarm

1.5. Mua Bán Đất Nông Nghiệp

1.5.1. Điều Kiện Mua Bán Đất Nông Nghiệp

Điều kiện để có thể mua bán đất nông nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

  • Người sở hữu đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất thuộc diện không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án nếu có
  • Đất đang trong thời hạn sử dụng
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền về đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

1.5.2. Thủ Tục Mua Bán Đất Nông Nghiệp

Thủ tục mua bán đất nông nghiệp bắt đầu với việc lập hợp đồng mua bán đất nông nghiệp. Hồ sơ cần có đó là dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, CMTND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,… Ngoài ra cần nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, CMTND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản sao). Sau đó nộp hồ sơ cho văn phòng đăng ký đất đai và thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu có. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký không quá 10 ngày.

1.5.3. Trường Hợp Không Được Nhận, Tặng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp

Những trường hợp không được nhận, tặng quyền sử dụng đất nông nghiệp:

  • Những tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép thì không được nhận, tặng quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất của gia đình hay cá nhân. Chỉ được nhận khi cơ quan thẩm quyền đã phê duyệt.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được sản xuất nông nghiệp. Trừ khi được cấp quyền sử dụng.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận, tặng quyền sử dụng đất. Ngoại trừ họ sinh sống ở khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Nông Nghiệp
Nông Nghiệp

1.6. Đối Tượng Mua Đất Nông Nghiệp

Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định việc thuê đất theo 2 hình thức:

  • Trả hàng năm.
  • Trả một lần cho tất cả thời gian.

Những đối tượng mà được cho thuê đất là:

  • Hộ gia đình, cá nhân dùng đất để sản xuất nông – lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
  • Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Điều này được giao quy định tại Điều 129 của Luật này.

Đất đó phải là đất nông nghiệp hoặc đã được chuyển từ đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp

1.7. Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất

Dựa vào khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013. Đã quy định rằng: Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng phải có sự cho phép của cơ quan thẩm quyền. Ví dụ:

  • Chuyển, chuyển nhượng sang các loại đất khác từ đất trồng lúa.
  • Chuyển, chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm thành đất nuôi trồng thủy sản. Có thể trưng dụng làm ao, hồ,…
  • Chuyển từ đất đặc dụng, đất rừng sang loại đất khác tùy vào từng mục đích.
  • Loại đất phi nông nghiệp được chuyển từ đất nông nghiệp.
  • Chuyển từ đất được nhà nước miễn tiền thuê sang loại đất có thu tiền sử dụng hoặc tiền thuê.
  • Chuyển, chuyển nhượng đất không phải là đất ở sang đất ở.
  • Chuyển đất xây dựng công trình sang đất cơ sở sản xuất đất phi nông nghiệp.
Trải Nghiệm Nông Nghiệp
Trải Nghiệm Nông Nghiệp

2. Những Điều Chú Ý Về Pháp Lý Đất Nông Nghiệp Trong Farmstay

Hiện nay nhiều người muốn mua lại đất nông nghiệp. Và họ có mục đích là sẽ khai thác trở thành mô hình farmstay. Vì vậy cần phải nắm rõ những lưu ý về pháp lý đất nông nghiệp sau:

  • Xác định đất có nằm trong quy hoạch không: Hầu hết các loại đất nông nghiệp đều thuộc Nhà nước. Nếu mảnh đất đó có dự án thì không thể sinh sống ở đó được.
  • Hợp đồng mua bán phải công chứng rõ ràng: Theo luật đất đai 2013 thì việc mua bán, chuyển nhượng phải có giấy tờ rõ ràng. Nếu không tuân thủ thì sẽ bị vô hiệu.
  • Phí chuyển đổi đất phi nông nghiệp: Sẽ có một khoản phí ngoài khoản tiền mua đất của bạn. Vì vậy phải thương lượng với bên mua để chốt được giá tốt.
  • Nắm chắc quy định về chuyển đất nông nghiệp sang đất ở: Bạn phải có được một kiến thức về việc này tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

>>> Xem Thêm: Luật Đất Nông Nghiệp Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Về Đất Nông Nghiệp Trong Farmstay

3. Cách Mô Hình Nông Nghiệp Kết Hợp Với Farmstay

Hiện nay không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam đã có rất nhiều mô hình nông nghiệp kết hợp với farmstay. Du khách được tham quan các mô hình sản xuất rau, quả sạch, được thưởng thức sản phẩm tại vườn. Bên cạnh đó, họ còn được trải nghiệm các hoạt động nuôi trồng và sản xuất. Hoạt động này nhằm mục đích trải nghiệm, giải trí, cung cấp các kiến thức hữu ích về nông nghiệp cho người lớn cũng như các bạn nhỏ. Qua đó giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tới mọi người.

Đồi Chè Vừa Là Nơi Sản Xuất Nông Nghiệp Nhưng Cũng Được Tận Dụng Đón Khách Du Lịch Tới

Như vậy vấn đề pháp lý đất nông nghiệp tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Những nhà đầu tư trước khi đầu tư farmstay thì phải hiểu rõ về pháp lý. Trang bị kiến thức về pháp lý thì sẽ không xảy ra nhưng rủi ro đáng tiếc. Và nếu như bạn muốn đầu tư vào mô hình này, hãy liên hệ Defarm. Với dịch vụ pháp lý farmstay, bạn sẽ có cho mình những kiến thức đầy đủ về pháp lý đất nông nghiệp, tránh những rủi ro không có khi đầu tư vào farmstay. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.

5/5 - (10 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon