Xuất Khẩu Nông Sản Farmstay – Thực Trạng Và Biện Pháp Khắc Phục

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia nông nghiệp, hầu hết mặt hàng được xuất khẩu là nông sản. Thị trường nông sản ngày càng mở rộng trong nước và khẳng định được vị thế ở nước ngoài. Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu nông sản farmstay hiện nay vẫn còn gặp khó khăn, không xuất đi được. Vậy lý do là gì? Hãy cùng Defarm tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp khắc phục nhé!

1. Nông Sản Là Gì?

Nông sản là những sản phẩm hoặc thành phẩm được sản xuất ra từ những nhóm ngành hàng như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp. Tất cả nông sản được tạo ra từ quá trình trồng và phát triển. Thuật ngữ nông sản hầu hết được phục vụ với mục đích là tự sản xuất tư nhân và tự cung cấp.

Nông sản chia thành các loại là:

  • Sản phẩm thiết yếu, cơ bản: Gạo, lúa mì, cà phê, chè, rau, củ,…
  • Sản phẩm phát sinh: Dầu ăn, thịt, bơ, bánh mì,…
  • Sản phẩm được chế biến: Các sản phẩm từ sữa, rượu, xúc xích,…

Thị trường nông sản là tất cả các vấn đề liên quan đến giao dịch hàng hóa nông sản diễn ra tại một khu vực địa lý nhất định vào khoảng thời gian. Thị trường nông sản tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản có cơ hội phát triển theo hướng chuyên biệt và hiện đại với đa hình thức khác nhau. Thị trường nông sản hiện nay gồm có các nhân tố: Các doanh nghiệp Nhà nước lớn, nhỏ, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, các hộ nông dân, các hình thức kinh tế tư nhân.

Nông Sản
Nông Sản

>>> Xem Thêm: Nông Sản Sạch Trong Farmstay Và Những Lợi Ích Cho Người Tiêu Dùng

2. Lợi Ích Của Việc Xuất Khẩu Nông Sản

Việc xuất khẩu nông sản mang lại những lợi ích sau đây:

  • Việt Nam là một nước nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó giúp gia tăng tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, mang lại lượng thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu. Kèm theo đó là nó giúp kinh tế nước nhà lớn mạnh và phát triển vươn tầm thế giới.
  • Xuất khẩu giúp định hướng được đường lối sản xuất và mở rộng thị trường nông sản. Thị trường hoạt động không chỉ trong và ngoài nước giúp sản phẩm tiếp cận được lượng lớn người tiêu thụ. Lượng hàng hóa sẽ không rơi vào tình trạng rớt giá và giảm đi lượng cung của các nhân tố sản xuất.
  • Hoạt động xuất khẩu trong và ngoài nước nâng cao uy tín thương hiệu và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Xuất khẩu không chỉ đơn giản được vận chuyển, cần phải thông qua những quy trình kiểm duyệt đạt chuẩn. Do đó, chứng minh được chất lượng nông sản và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Nông Sản Việt Nam
Nông Sản Việt Nam

3. Thực Trạng Xuất Khẩu Nông Sản Tại Việt Nam

Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu nông sản đều có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và đều qua các năm. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phát triển do nhu cầu tiêu dùng của các thị trường nước ngoài tăng. Điều này mở ra cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế. Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn khác.

3.1. Khó Khăn Ở Các Nước Đã Được Kiểm Duyệt Xuất Khẩu

Đối với các thị trường như Trung Quốc, Nga,… là các thị trường chiếm tỷ trọng lớn. Yêu cầu chất lượng của các thị trường này không cao. Chính vì phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường này dẫn đến chất lượng và giá cả nông sản thấp. Còn có tình trạng được mùa mất giá. Như những thảm cảnh lịch sử xảy ra như vụ thanh long tháng 9/2015, giá sụt thảm hại với hàng loạt thanh long đổ cho gia súc ăn, đổ đầy ra đường. Gần đây nhất là mặt hàng thịt lợn xuất sang Trung Quốc. Lợn không xuất khẩu được khiến cho giá lợn trong nước sụt giảm. Việc này ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi.
Nông nghiệp nước ta có tính thời vụ khá cao. Các mặt hàng nông sản với số lượng chênh lệch nhau khá nhiều dẫn đến giá biến đổi mạnh. Khi trong mùa vụ thì cung nhiều mà cầu ít, khi qua mùa vụ thì ngược lại. Việc giá cả không bình ổn đã gây rất nhiều khó khăn đến tất cả các thành phần tham gia vào thị trường.
Xuất Khẩu Nông Sản Farmstay

>>> Xem Thêm: So Sánh Homestay Và Farmstay – Bạn Đã Hiểu Đúng Hai Khái Niệm Này Chưa?

3.2. Khó Khăn Ở Các Nước Chưa Được Kiểm Duyệt

Các thị trường như (EU, Úc, Nhật Bản,…) là các thị trường lớn làm đa dạng hóa hình thức xuất khẩu của Việt Nam. Với các yêu cầu cao về chất lượng nhờ vậy giá nông sản cũng được cải thiện khá nhiều. Thế nhưng những khó khăn trong kỹ thuật về kiểm soát dư lượng hóa chất, nguồn gốc xuất xứ của nước ta vẫn chưa hoàn thiện tốt. Những nông sản như chè, rau quả tươi bị trả lại cao do vượt ngưỡng tồn dư thuốc BVTV với sản lượng lớn. Kết quả cho thấy nông sản Việt Nam sang các thị trường khó chiều với các lý do như sau:
  • Phía người sản xuất: Người nông dân Việt Nam trồng trọt và thu hoạch theo phương thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, sử dụng nhiều yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu,…), phụ thuộc vào thời tiết. Họ rất khó thay đổi phương thức sản xuất vì đã áp dụng từ rất lâu. Điều này dẫn đến hàng nông sản không đảm bảo chất lượng, yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu.
  • Phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt Nam dần cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nên còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Các hạn chế như ít vốn đầu tư nên khó đổi mới khoa học kỹ thuật, khó tiếp cận thông tin thị trường nước ngoài, chưa có vùng nguyên liệu riêng để đảm bảo sản lượng, chất lượng,… Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro và khó theo được thị trường khó tính này.
Nông Sản Tại Việt Nam
Nông Sản Tại Việt Nam

4. Biện Pháp Thực Hiện Xuất Khẩu Nông Sản Farmstay

4.1. Nâng Cao Tính Đồng Bộ, Độc Quyền, Cân Bằng Giữa Cung Và Cầu

Cần xây dựng hệ thống sản xuất đồng bộ giữa các vùng, các farmstay với nhau. Vùng này liên kết với vùng khác để cân bằng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Đối với các hàng hóa độc quyền thì cần quy định giá chuẩn cung ứng. Nhà nước có các biện pháp khuyến khích mở rộng hợp tác liên doanh, cạnh tranh lành mạnh trong toàn bộ hệ thống thị trường.

Đối với trường hợp mất cân bằng cung cầu, cần phải kiểm soát giá và mức cung cơ bản. Nên dự báo trước cho bà con nông dân tình hình thị trường và tìm các hướng mới để giải quyết nông sản cung dư thừa. Vì vậy, các farmstay cần có sự liên kết với nhau, thiết lập hệ thống kết nối giữa farmstay và doanh nghiệp xuất khẩu để quy trình diễn ra nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn.

4.2. Nâng Cao Chất Lượng Xuất Khẩu Nông Sản Farmstay

  • Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng. Điều này tránh cung vượt cầu, làm giảm giá nông sản.
  • Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng sản xuất nông sản từ quy trình, công nghệ sản xuất.
  • Tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất – vận chuyển – chế biến – tiêu thụ.
  • Áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường xuất khẩu. Các tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thay đổi cơ cấu sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị: Từ xuất khẩu thô sang sản phẩm chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn sang chế biến sâu, từ sản phẩm giá trị thấp sang sản phẩm giá trị cao.
  • Tăng cường công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn. Các cơ quan kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra. Xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật đối với các mặt hàng nông sản. Tránh các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao.
  • Quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp: Chú trọng đến công tác quản lý chất lượng của các hộ gia đình. Tuy quy trình sản xuất tuân thủ những quy chuẩn liên quan nhưng chất lượng hàng hóa vẫn không đạt. Ngay từ đầu nguyên liệu đã có dư lượng hóa chất vượt quá mức cho phép. Vì vậy, kiểm soát theo chuỗi cung ứng ngay từ khâu cung cấp đầu vào cho sản xuất đến xuất khẩu là điều cần thiết.
Nông Sản Xuất Khẩu
Nông Sản Xuất Khẩu

>>> Xem Thêm: So Sánh Farmstay Và Farm Có Những Đặc Điểm Gì Khác Biệt

4.3. Chính Sách Hỗ Trợ

Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống tìm hiểu thông tin thị trường tại các nước. Cần có tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường ở các nước xuất khẩu. Doanh nghiệp sẽ phải trả phí nếu muốn sử dụng thông tin để đảm bảo hệ thống có thể tự vận hành. Các doanh nghiệp cần giảm bớt tỷ lệ cho đoàn đi, tăng tỷ lệ chi cho hiệp hội. Việc thay đổi cách thức làm xúc tiến thương mại với điều kiện ngân sách hạn hẹp cũng rất cần thiết.
Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản farmstay nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung. Cần hạ giá thành và các chi phí thông qua:
  • Phát triển những cơ sở hạ tầng và logistics.
  • Cải thiện môi trường sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp về đất đai, các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm.
  • Có chính sách hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất hiện đại. Áp dụng các loại máy móc hiện đại trong kinh doanh nông sản vào danh sách máy móc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.
  • Chính phủ tăng cường đàm phán để mở rộng thị trường cho các nông sản mới, đặc biệt là các loại nông sản đang có nhiều tiềm năng.

Xuất Khẩu Nông Sản Farmstay

5. Các Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Của Việt Nam Hiện Nay

5.1. Cà Phê

Sau Brazil, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhì thế giới và lượng xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Ước tính sản xuất 20% sản lượng cà phê toàn cầu. Chính phủ hướng đến mục tiêu duy trì 600.000ha đất trồng cà phê đến năm 2025. Việt Nam có khoảng gần 100 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang hoạt động. Những cái tên lớn dẫn đầu là Intimex, Simexco và Tín Nghĩa,…

Cà Phê
Cà Phê

5.2. Gạo

Trong năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 31,33 triệu tấn lúa, chiếm 69% tổng sản lượng lúa cả năm của Việt Nam. Đây là nơi cung cấp 90% nguồn gạo khả dụng xuất khẩu trên cả nước. Việt Nam giữ khoảng 20% sản lượng lúa cho dự trữ. Nhà nước đang hướng tới mục tiêu cắt giảm thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 8% sản lượng đến năm 2022, từ mức gần 14% hiện nay. Việt Nam cũng có mục tiêu giảm diện tích trồng lúa để hạn chế khi gặp biến đổi khí hậu. Nhiều khu vực gặp vấn đề nhiễm mặn và thiếu nước. Nước ta khoảng hơn 80 nhà xuất khẩu gạo, chiếm khoảng 20% thương mại gạo thế giới.

5.3. Rau Quả

Rau quả là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm vừa qua. Đây cũng là các sản phẩm nông sản chính trong farmstay. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất các loại rau quả của Việt Nam. Tiếp theo là Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản với mức tăng trưởng cao. Các nông sản như nhãn, vải thiều, thanh long đã thâm nhập và mở rộng xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore; thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc,… Đây là những thế mạnh của nước ta nên có khả năng mở rộng vào các thị trường này.

5.4. Cao Su

Việt Nam là nước sản xuất cao su lớn thứ 3 thế giới sau các nước Thái và Indonesia. Thu hoạch mủ cao su dừng trong tháng 2 – 3 để cây tái tạo lại sản lượng mủ. Có hơn 500 nhà xuất khẩu chiếm khoảng 80% sản lượng. Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia là những thị trường xuất khẩu cao su mạnh nhất.

Cao Su
Cao Su

5.5. Hạt Điều

Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, chỉ giữ lại 7% sản lượng cho tiêu thụ nội địa và chiếm khoảng 50% thương mại hạt điều toàn cầu. Việt Nam đã nhập khẩu điều thô chủ yếu từ châu Phi và Đông Nam Á. Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc là các thị trường xuất khẩu hạt điều chính của Việt Nam.

5.6. Chè

Chè đen chiếm gần 80% xuất khẩu chè của Việt Nam. Pakistan, Đài Loan và Nga là các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ chè lớn nhất của nước ta. Hiện nay nước ta cũng đã hình thành và duy trì được thương hiệu chè.

Chè
Chè

Bài viết trên đã phần nào giúp bạn nắm rõ được thông tin bổ ích của việc xuất khẩu nông sản farmstay. Nó mang đến cho bạn cái nhìn mới về thực trạng của thị trường nông sản Việt Nam đang dần lớn mạnh và mở rộng toàn cầu. Qua đó, Defarm hi vọng bạn có ủng hộ và tin dùng các mặt hàng của thương hiệu nông sản farmstay đến từ Việt Nam giúp phát triển kinh tế nước nhà.

5/5 - (11 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon