Đất Nhiễm Mặn – Nỗi Khó Khăn Trong Canh Tác Nông Nghiệp

Hiện nay, tình trạng đất bị nhiễm mặn đang là vấn đề quan trọng cần giải quyết nhất. Đất bị mặn không chỉ ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Cây không thể phát triển khi được trồng trên đất mặn. Vậy đất nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn như thế nào? Hãy cùng Defarm tìm hiểu từ bài viết này nhé!

1. Đất Nhiễm Mặn Là Gì?

Theo quan điểm nhà nông, đất nhiễm mặn là đất có số lượng muối hòa tan lớn hơn bình thường. Để có thể đánh giá độ mặn của đất, người ta thường dùng đại lượng EC là độ dẫn điện của đất, có đơn vị là dS/m. Đất mặn có độ dẫn điện lớn hơn 4 dS/m ở 25 độ C. Các loại muối hòa tan phổ biến nhất có trong đất là clorua và sunfat canxi, natri mà magie. Nitrat chiếm số lượng hiếm thấy. Nhiều đất mặn có chứa lượng thạch cao lớn (4CaSO.2H2O).
Ngoài ra, khái niệm đất nhiễm mặn là loại đất tích tụ nhiều loại muối hòa tan cao hơn mức bình thường có trong đất (1 – 1,5% hoặc hơn). Đó là sự gia tăng natri, trong đó chủ yếu là NaCl (muối ăn) tích tụ trên bề mặt đất. Các loại muối hòa tan thường có trong đất như: NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3,… Đất bị mặn gây nên ảnh hưởng xấu cho cây trồng.
Đất Nhiễm Mặn
Đất Nhiễm Mặn Là Gì

>>> Xem Thêm: Tìm Hiểu Đất Bạc Màu – Nỗi Lo Của Người Làm Nông Nghiệp

2. Nguyên Nhân Đất Bị Mặn

Đất bị nhiễm mặn thường xảy ra ở các vùng như Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nam Định, Thái Bình,… Nguyên nhân dẫn đến đất bị mặn chính là:
  • Do sự xâm thực của nước biển vào đất, theo sông hoặc mạch nước ngầm đến trong đất. Các thành phần gây mặn trong đất tích tụ lâu ngày làm đất bị mặn.
  • Do quá trình canh tác của con người tác động. Con người dùng nước tưới cho cây trồng trực tiếp từ sông về. Điều này cũng làm đất bị mặn do tích tụ muối vì trong nước sông có lượng muối khoáng lớn.
Đất Nhiễm Mặn
Nguyên Nhân Đất Bị Nhiễm Mặn

3. Cách Nhận Biết Đất Nhiễm Mặn

3.1. Cách Nhận Biết Thông Thường

Đất bị mặn là đất có các đặc điểm:
  • Chứa nhiều muối hòa tan trong đất: NaCl, Na2SO4, CaCl2,…
  • Có phản ứng trung tính hoặc kiềm.
  • Chứa các thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao: 50 – 60%.
  • Đất nghèo mùn, nghèo đạm.
  • Hệ vi sinh vật trong đất phát triển yếu.

>>> Xem Thêm: Độ Phì Nhiêu Của Đất – Yếu Tố Quan Trọng Giúp Cây Trồng Phát Triển

3.2. Các Loại Độ Mặn Và Cách Ngăn Ngừa Chúng

3.2.1. Độ Mặn Vùng Đất Bị Khô Hạn

Độ mặn của đất khô hạn là sự tích tụ muối trong bề mặt và nước ngầm ở những khu vực không được tưới tiêu. Nó thường là kết quả của 3 quá trình lớn:
  • Bổ sung nước ngầm.
  • Chuyển động nước ngầm.
  • Xả nước ngầm.
Thông thường, nó là kết quả của việc thay thế thảm thực vật bản địa thành cỏ hay các cây trồng có rễ nông hơn. Nước mưa không sử dụng rò rỉ trong đất làm mạch nước ngầm dâng cao và hòa tan hình thành muối trong đất. Các biện pháp thực hiện ngăn ngừa đất bị khô hạn:
  • Duy trì lớp phủ thực vật đầy đủ.
  • Tối đa hóa việc sử dụng nước bằng cách chọn các hỗn hợp cỏ thích hợp.
  • Giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất lâu dài. Luân canh cây trồng và thực hiện các phương pháp canh tác bảo tồn khu vực trồng trọt.
  • Duy trì độ phì nhiêu, pH và cấu trúc của đất để cây phát triển tối đa.
Độ mặn vùng đất bị khô hạn
Độ mặn vùng đất bị khô hạn

3.2.2. Độ Mặn Tưới Tiêu

Độ mặn tưới tiêu là sự gia tăng nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn và tích tụ muối trên bề mặt đất. Nguyên nhân là sử dụng nước tưới làm tăng bộ mạch nước ngầm tạo muối. Đặc biệt khi sử dụng nguồn nước tưới nhiễm mặn làm đất càng xấu. Biện pháp thực hiện cải tạo:
  • Tránh tưới quá nhiều nước cho đất, cần theo dõi độ ẩm của đất để tính các yêu cầu của nước.
  • Lựa chọn những loại cây trồng như cây ăn sâu để hút nước tối đa.
  • Luân canh cây trồng và phá vỡ cây trồng để giảm thiểu thời gian bỏ trống.
  • Trách tách sâu và lắng cặn để giảm thiểu sự thẩm thấu của nước.
  • Duy trì sự phì nhiêu, độ pH và cấu trúc đất để tăng năng suất cây trồng.
  • Sử dụng hệ thống thoát nước dưới bề mặt để thu thập và kiểm soát lượng nước.
  • Sử dụng các lỗ khoan lớn hoặc cánh đồng khoan để hạ mực nước ngầm ngang với rễ cây và xử lý nước mặn.
Độ mặn tưới tiêu
Độ mặn tưới tiêu

3.2.3. Độ Mặn Đô Thị

Độ mặn đô thị là sự kết hợp quá trình nhiễm mặn đất khô hạn và thủy lợi. Chủ yếu là sự gia tăng mạch nước ngầm do các đường thoát nước tự nhiên bị chặn hay bị thay đổi vì:
  • Phát triển những công trình đô thị.
  • Tưới quá nhiều công viên và vườn.
  • Rò rỉ đường ống, cống rãnh và bể chứa.
Ngoài ra, trong môi trường đô thị, các nguồn muối khác có thể gây nhiễm mặn đô thị như:
  • Nước thải.
  • Vật liệu xây dựng.
  • Nước thải công nghiệp.
  • Phân bón và hóa chất.
Các phương pháp sử dụng để hạn chế độ mặn đô thị:
  • Tránh tưới nước quá nhiều vào các công viên công cộng, sân thể thao, vườn nhà và bãi cỏ.
  • Thay thế các kênh và ống bị rò rỉ bằng chất liệu chống ăn mòn.
  • Giảm thiểu việc bổ sung nước ngầm từ các đập, hồ nhân tạo hay các lưu vực thoát nước.
  • Thoát nước khỏi cơ sở hạ tầng để tránh đọng nước.
  • Kết nối hệ thống thoát nước trên mái với hệ thống nước mưa thay vì hố nước thải.
  • Theo dõi những thay đổi của mực nước ngầm và chất lượng nước ngầm.
  • Thiết lập các khu vườn có nhu cầu nước thấp.
Độ mặn đô thị
Độ mặn đô thị

>>> Xem Thêm: Tìm Hiểu Các Cách Cải Tạo Đất Hay Và Hiệu Quả

4. Tác Hại Của Đất Mặn

4.1. Đất Bị Hư Hại Lâu Dài

Việc đất bị dư thừa muối đã làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Cây lấy được nước và chất khoáng khi nồng độ muối hòa tan có trong đất thấp hơn nồng độ dịch bào của rễ cây. Tức là, áp suất thẩm thấu và sức hút của rễ cây lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất. Đất nhiễm mặn ảnh hưởng đến cây trồng như:
  • Sự trao đổi nước của cây bị ảnh hưởng: Cây bị héo lâu dài.
  • Sự tổng hợp cytokinin bị ngừng: Ảnh hưởng đến các cơ quan của cây phía trên mặt đất.
  • Rễ cây bị ức chế trong việc hút khoáng: Cây bị thiếu năng lượng.
  • Sự vận chuyển, phân bố chất đồng hóa trong mạch libe bị kìm hãm: Các chất hữu cơ trên lá không thể tích tụ vào các cơ quan khác của cây.
  • Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng: Quá trình trao đổi chất bị rối loạn, tích tụ nhiều axit – amin trong cây.

4.2. Cây Khó Sinh Trưởng Phát Triển

Sự xâm nhập mặn vào đất ảnh hưởng đến cây trồng rõ rệt nhất. Các loại cây trồng chịu mặn kém sẽ không thể sinh trưởng vì sự kìm hãm các chức năng sinh lý của cây. Nồng độ muối có trong đất càng cao thì càng kìm hãm sự sinh trưởng của cây trồng. Cây trồng không phát triển được, ảnh hưởng đến những vụ mùa tiếp theo.
Đất Khô Hạn Khi Bị Mặn
Đất Khô Hạn Khi Bị Mặn

>>> Xem Thêm: Thiên Địch – Sinh Vật Tiêu Diệt Sâu Hại Hiệu Quả Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Farmstay

5. Phương Pháp Cải Tạo Đất Nhiễm Mặn Trồng Cây

Để cải thiện đất bị mặn, chúng ta sử dụng các phương pháp cải tạo đất dưới đây:

5.1. Rửa Trôi Muối

Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm năng suất cây trồng như thiếu dinh dưỡng, độ mặn của muối trong đất,… Trong những trường hợp khắc nghiệt thì nồng độ muối ở vùng rễ cây rất cao, ngăn cản hoàn toàn sự phát triển của cây. Để cải thiện sự phát triển của những cây trồng tại nơi đất bị nhiễm mặn thì lượng muối phải được rửa trôi sạch sẽ. Rửa trôi muối trong đất sẽ làm rễ cây không bị hạn chế các hoạt động sinh lý của cây. Giúp cây hấp thu tốt dưỡng chất có trong đất. Các biện pháp rửa trôi muối bao gồm:
  • Nạo: Loại bỏ muối tích tụ trên bề mặt đất bằng biện pháp cơ học. Biện pháp này chỉ có hiệu quả tạm thời và việc rửa trôi muối vẫn là một vấn đề lớn.
  • Xả: Rửa sạch các muối tích tụ trên bề mặt bằng cách dội nước lên bề mặt đất, việc này giúp khử mặn các loại đất có vỏ muối trên bề mặt đất.
  • Rửa trôi: Quá trình rửa trôi được thực hiện bằng cách lắng đọng nước ngọt trên bề mặt và cho phép nó thấm vào đất. Đất được rửa trôi khi nước thoát mặn được thải ra ngoài hệ thống thoát nước dưới bề mặt mang theo muối rửa trôi ra khỏi đất. Biện pháp rửa trôi cũng cần thiết có một nguồn nước ngọt đáng tin cậy để có thể giúp đất giảm độ mặn.

5.2. Biện Pháp Thủy Lợi

Trong quá trình rửa trôi muối cho đất, thì cần một lượng nước ngọt lớn để ngâm khu vực đất mặn. Nên hệ thống thủy lợi là biện pháp cung cấp nước hiệu quả nhất cho đất. Đất có đủ nước tưới tiêu sẽ giúp loại bỏ muối ra khỏi vị trí nhiều muối. Bên cạnh đó còn giúp hạ thấp mực nước ngầm gây nguy hại cho rễ cây. Các phương pháp thủy lợi giúp giảm độ mặn của đất:
  • Ở các vùng gần biển, xây dựng các hệ thống đê điều ngăn nước biển xâm nhập.
  • Xây dựng đê điều hoặc sử dụng các bao nilon to trữ nước để tưới tiêu hàng ngày cho cây.
Việc này giúp cho cây có nguồn nước tưới đảm bảo. Tưới cây bằng nước ngọt nhiều sẽ giúp rửa trôi bớt độ mặn trong đất. Lâu ngày sẽ cải thiện được đất trồng. Giúp tăng năng suất cây trồng.
Biện Pháp Thủy Lợi
Cách Xử Lý Đất Nhiễm Mặn

5.3. Biện Pháp Canh Tác

  • Cày sâu, đưa các chất CaCO3, CaSO4 ở sâu trong đất lên phía trên mặt đất, cày phá đáy làm tơi xốp tầng đất đáy.
  • Tránh dùng nước mặn để tưới cho cây trồng, sẽ làm cho đất nhiễm mặn nhiều hơn.
  • Đất nhiễm mặn nên quá trình hút nước của rễ cây khó khăn. Vì thế để tránh sự bốc hơi nước của cây, nên tỉa cành, tạo tán và tỉa bớt hoa quả trong tình trạng này.
  • Tăng cường bón phân đạm, kali vào trong đất để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
  • Luân canh: Khi đất bị mặn, có thể luân canh bằng cách nuôi trồng thủy, hải sản. Ví dụ trong một năm chỉ trồng 1 vụ lúa, sau đó sang nuôi trồng thủy, hải sản.

5.4. Biện Pháp Bón Vôi

Cung cấp lượng canxi lớn giúp cây trồng có thể thải độc, làm giải phóng lượng ion natri có hại ra khỏi bề mặt đất. Giúp tăng khả năng chống chịu với điều kiện đất mặn của cây trồng. Các quá trình trao đổi chất và hút khoáng của cây được thuận lợi.
Khi bón vôi, người ta thường dùng các loại vôi hoặc lân có chứa canxi để giúp cải tạo đất. Lượng vôi bón để cải tạo đất sẽ tùy vào loại đất và loại cây trồng:
  • Độ pH nhỏ hơn 3,5: Bón 2 đến 5 tấn vôi/ha.
  • Độ pH từ 3,5 đến 4,5: Bón 1 đến 2 tấn vôi/ha.
  • Độ pH từ 4.5 đến 5.5: Bón 0,5 đến 1 tấn vôi/ha.
Sau khi bón vôi, ta nên bón thêm các phân hữu cơ, phân xanh để làm tăng độ mùn cho đất, giúp các vi sinh vật có lợi phát triển. Giảm tỷ lệ sét, các chất có hại trong đất.
Đất Nhiễm Mặn
Phương Pháp Cải Tạo Đất Nhiễm Mặn Trồng Cây

>>> Xem Thêm: Sử Dụng Bọ Xít Làm Phương Pháp Chống Sâu Bệnh Hiệu Quả

6. Canh Tác Trên Đất Bị Mặn

Bên cạnh những phương pháp cải tạo đất bị nhiễm mặn để tiếp tục canh tác. Thì tại những tỉnh mà đất luôn bị nhiễm mặn và những phương pháp cải tạo đất khi sử dụng không có hiệu quả lớn. Nên lựa chọn quy trình canh tác thông minh để có thể canh tác trên đất mặn.
Quy trình canh tác cụ thể là:
  • Khâu làm đất: Sau khi kết thúc mùa vụ, bà con nên cày ải đất, làm sạch ruộng, phân hủy rơm rạ, diệt lúa mang mầm bệnh.
  • Bón vôi rửa mặn: Trước khi xuống giống cho mùa vụ tiếp theo, bón lót vôi để làm giảm bớt độ mặn của đất.
  • Ngâm nước ruộng: Sau khi bón vôi, xả nước vào ruộng để ngâm cho các chất mặn ra khỏi dung dịch đất. Sau khoảng 2 tuần, xả hết nước trong ruộng đến cạn rồi xả nước lại vào ruộng. Khi độ pH của đất từ 5.5 đến 7 mới xuống giống.
  • Đánh rãnh trong ruộng để hỗ trợ thoát đi lớp phèn và mặn, rãnh ruộng nên đánh sâu khoảng 20cm, độ rộng khoảng 6cm.
  • Sử dụng giống chịu mặn tốt và ít bị sâu bệnh. Có thể sử dụng các chất hỗ trợ giống nảy mầm và tăng trưởng tốt, tăng khả năng chịu mặn.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, cân bằng các loại phân bón để cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
Đất Nhiễm Mặn
Canh Tác Trên Đất Nhiễm Mặn

Trên đây là bài viết mà Defarm muốn đưa đến những thông tin bổ ích liên quan đến đất nhiễm mặn cho mọi người. Hy vọng rằng mọi người sẽ có thêm được những kiến thức về đất bị nhiễm mặn để có thể áp dụng trong thực tế. Từ đó có những cách xử lý và cải tạo khi đất bị mặn một cách hợp lý. Chúc mọi người thành công!

5/5 - (10 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon