Khám Phá Những Bí Mật Trong Phát Triển Nông Nghiệp Sạch Tại Farmstay

Nông nghiệp sạch là gì và tại sao cần phát triển nông nghiệp trong farmstay? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Từ nông dân, hộ gia đình, đặc biệt người trẻ đang có xu hướng sử dụng thực phẩm sạch. Xu hướng chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp sạch tại Việt Nam đang càng phát triển và nhân rộng. Bởi nó mang lại nhiều lợi ích từ môi trường, thực phẩm và sức khỏe của người dùng. Hơn hết, nông nghiệp sạch kết hợp du lịch giúp thu hút nhiều du khách. Nhiều vùng miền muốn áp dụng để tạo ra kinh tế cho địa phương. Vậy hãy cùng Defarm tìm hiểu về nền nông nghiệp sạch hiện nay.

1. Nông Nghiệp Sạch Là Gì?

Nông nghiệp sạch là hệ thống quản lý và sản xuất nông nghiệp tránh hoặc giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hỗn hợp. Từ đó, làm giảm gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án nông nghiệp sạch là các sản phẩm nông nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Dự án thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Được cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Dự án của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định.
  • Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
  • Dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP,…).
Nông Nghiệp Sạch Là Gì
Nông Nghiệp Sạch Là Gì

>>> Xem Thêm: Nông Nghiệp Sinh Thái – Niềm Hy Vọng Cho Nền Nông Nghiệp Tương Lai

2. Nông Nghiệp Sạch Thủy Canh

Nông nghiệp xanh rau thủy canh thường được hiểu là “trồng rau không cần đất”. Thủy canh là kỹ thuật trồng rau trực tiếp vào các môi trường dinh dưỡng. So với canh tác truyền thống, nông nghiệp sạch thủy canh mang lại nhiều ưu điểm hơn. Về quy mô và kỹ thuật sản xuất có thể linh động áp dụng cho không gian hạn chế. Ví dụ như của hộ gia đình, nông trại và nhà vườn chuyên nghiệp.

Trong kỹ thuật, ưu điểm rõ nét nhất của nông nghiệp sạch thủy canh là cung cấp cho các loại rau trồng kịp thời và đầy đủ các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó là các chất dinh dưỡng, ánh sáng hay lượng CO2, O2 cho quá trình quang hợp và hô hấp. Chúng giúp cây phát triển khỏe mạnh theo mong muốn người trồng.

Nông Nghiệp Sạch Thủy Canh
Nông Nghiệp Sạch Thủy Canh

3. Nông Nghiệp Sạch Và Bền Vững

Nông nghiệp sạch và bền vững được hiểu là năng suất cây trồng phải đảm bảo tính ổn định và ngày càng được nâng cao. Đồng thời thì hiệu quả kinh tế được đẩy mạnh, cải thiện mức thu nhập. Đặc biệt là không hủy hoại môi trường của tự nhiên và cộng đồng.

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững hiện đang là xu hướng của nông nghiệp Việt Nam. Dù đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt. Nhưng Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích, nỗ lực thực hiện, tạo cơ hội đầu tư và phát triển.

Nông Nghiệp Sạch Và Bền Vững
Nông Nghiệp Sạch Và Bền Vững

>>> Xem Thêm: Nuôi Trùn Quế Mang Lại Nhiều Lợi Ích Kép Cho Người Nông Dân

4. Các Mô Hình Nông Nghiệp Sạch

Nhiều chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước cho biết: Xu hướng chuyển đổi mô hình nông nghiệp hóa chất sang nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng nông sản sạch của người tiêu dùng hiện nay. Các mô hình nông nghiệp sạch đang dần phát triển và nhân rộng tại Việt Nam.

4.1. Nông Nghiệp Hữu Cơ Biophap Tại Kon Tum Và Gia Lai

Nông nghiệp hữu cơ Biophap được thành lập năm 2015 bởi Tyna Giang và bộ đôi kỹ sư Marc Binet – Alexis Tavernier. Sau 3 năm thì Biophap đã có cho mình 5 trang trại với diện tích 50ha tại hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Nông nghiệp hữu cơ Biophap chuyên cung cấp trái cây tươi, gia vị và dược liệu. Với kiến thức chuyên sâu và am hiểu về nông nghiệp, đội ngũ kỹ sư đã nghiên cứu thành công các phương pháp trồng trọt cải tiến mới. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian chăm sóc của người dân.

Với mô hình nông nghiệp hữu cơ hiệu quả này, trang trại đã cung cấp vô số sản phẩm hữu cơ sạch cho người dân nơi đây. Không chỉ khu vực Kon Tum, Gia Lai mà ngoài ra là toàn Tây Nguyên và Miền Trung. Mô hình hữu cơ hiệu quả đã giúp cho người nông dân tạo được nguồn thu nhập bền vững và những mùa vụ bội thu.

Nông Nghiệp Hữu Cơ
Nông Nghiệp Hữu Cơ

4.2. Organica Khởi Nghiệp – Phạm Thị Phương Thảo

Organica khởi nghiệp của Giám đốc Phạm Thị Phương Thảo bắt đầu từ năm 2013. Đến nay Organica đa có 5 cửa hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê mãnh liệt đối với thực phẩm hữu cơ, chị Phương Thảo đã cố gắng học hỏi tìm kiếm những thông tin nghiên cứu về khởi nghiệp organic. Bên cạnh đó, mô hình rau hữu cơ này còn áp dụng tiêu chuẩn 5 không: Không phân bón hoá học, không chất kích thích cây tăng trưởng, không sử dụng thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ. Và cuối cùng cũng chính là điều quan trọng nhất là không sử dụng giống biến đổi gen gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các quy trình trong việc canh tác hữu cơ tại trang trại của chị Thảo vô cùng nghiêm ngặt và kỹ lưỡng. Bao gồm việc phân chia luống, rãnh. Ngoài ra còn đánh số để kiểm soát sự phát triển của cây trồng. Bên cạnh đó chị còn cho xây nhà ủ phân để lượng phân hữu cơ dồi dào và chất lượng. Tất cả mọi thứ đều được kiểm tra hàng tuần và ghi chép cẩn thận. Nhờ vậy mà thực phẩm tại trang trại hữu cơ này đã được cung ứng khắp nơi cho người tiêu dùng. Với 10 trang trại được đầu tư trực tiếp và liên kết canh tác rau củ quả có chứng nhận hữu cơ Mỹ và Châu Âu (EU).

Organica Khởi Nghiệp
Organica Khởi Nghiệp

4.3. Mô Hình Rau Hữu Cơ Tại Quảng Nam

Mô hình rau hữu cơ tại Quảng Nam được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều hộ gia đình lựa chọn nông nghiệp sạch để khởi nghiệp. Điển hình ông Nguyễn Tất Phát, xã Điện Phong, Thị xã Điện Bàn (Tỉnh Quảng Nam) đã chọn mô hình rau hữu cơ để khởi nghiệp. Họ đã có sự hiểu biết về sản phẩm nông nghiệp từ sớm. Ông Hồ Công Thái, Điện Bàn, Quảng Nam lựa chọn mô hình nông nghiệp xanh thủy canh để khởi nghiệp. Dù mô hình này còn khá mới mẻ ở Quảng Nam.

Nổi bật là mô hình nông nghiệp rau thủy canh của Bùi Thanh Sương tại Điện Bàn, Điện Ngọc. Với mô hình hữu cơ “Vườn nhiệt đới Kapi” diện tích hơn 1000m2. Mô hình phong phú các nông sản rau, củ, quả sạch, rất được lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, Sương đang tiếp tục ý tưởng gắn phát triển nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái. Điều này giúp cho những khách hàng đến đây vừa có thể mua hàng vừa được trải nghiệm tham qua. Họ sẽ được quan sát cách chăm sóc, thu hoạch cây trồng như thế nào. Chắc hẳn đây là điều thú vị mà ai cũng thích!

Mô hình rau hữu cơ tại Quảng Nam bìa
Mô hình rau hữu cơ tại Quảng Nam

>>> Xem Thêm: Cải Tạo Đất Nhiễm Phèn Và Bí Quyết Xây Dựng Farmstay Của Người Dân Miền Tây

5. Phát Triển Nông Nghiệp Sạch Trong Farmstay

Việt Nam là đất nước có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Từ địa hình đến khí hậu, có thể tạo nên nền nông nghiệp đa dạng và phong phú các loại hình nông sản. Cùng với đó là nhu cầu ngày càng tăng cao về du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Farmstay là mô hình được nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện thành công. Và mô hình này giúp người nông dân chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp xanh kết hợp giải trí. Nó mang lại hiệu quả cao cho cả hai ngành là du lịch và nông nghiệp.

5.1. Hạn Chế Sử Dụng Hoá Chất 

Tại farmstay, khách du lịch có thể trực tiếp tham gia vào quá trình canh tác, trồng cây ăn quả hay rau xanh,… Những sản phẩm thu hoạch được trong quá trình trải nghiệm có thể sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn tại nơi nghỉ dưỡng. Phát triển nông nghiệp sạch trong farmstay tạo ra trải nghiệm của khách hàng. Việc hạn chế sử dụng hoá chất sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn.

Ngưng sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. Thay vào đó là những phương pháp canh tác hiệu quả hơn như thiên địch, sử dụng phân hữu cơ hay trùn quế. Xuất phát từ chính tình yêu, sự thấu hiểu đối với thiên nhiên. Chính những điều này mang lại giá trị cho cuộc sống hiện tại của du khách. Đồng thời, việc thúc đẩy du lịch này mang lại hiệu quả kinh tế cho nền nông nghiệp xanh ở Việt Nam. Nhằm phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Hạn Chế Sử Dụng Hoá Chất 
Hạn Chế Sử Dụng Hoá Chất

5.2. Kiểm Tra Kĩ Quy Trình Sản Xuất

Từ khâu lựa chọn hạt giống đến chăm sóc và sản xuất thực phẩm trong farmstay đều cần đảm bảo chất lượng sạch. Tất cả cần phải kiểm định chặt chẽ trước khi đưa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Tạo một quy trình sản xuất đảm bảo sẽ giúp khách hàng lưu trú trải nghiệm tại farmstay hiểu rõ hơn về cách tạo sản phẩm sạch là như thế nào? Khách du lịch cũng có thể học hỏi một vài phương pháp trồng đơn giản để có thể áp dụng trồng rau ngay tại chính căn nhà mình. Những quy trình và phương pháp trồng trọt chăn nuôi sạch như vậy sẽ góp phần giúp nền nông nghiệp sạch của chúng ta phát triển bền vững.

Mô Hình Nông Nghiệp Sạch Bền Vững
Mô Hình Nông Nghiệp Sạch Bền Vững

5.3. Canh Tác Hữu Cơ 

Sự phát triển của các tiêu chuẩn thương mại hữu cơ đã dẫn đến việc bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Lợi ích này được thể hiện khi họ mua thực phẩm được trồng theo phương pháp hữu cơ. Tính khả thi của canh tác hữu cơ và cách tiếp cận bền vững hơn đối với sản xuất rau củ quả. Điều này đã được đánh giá và nghiên cứu về hệ sinh thái đất và hệ thống sinh học. Việc so sánh giữa chăn nuôi bò sữa thông thường và chăn nuôi bò sữa sinh học đang được nhiều người nghiên cứu. Các chủ sở hữu cần tìm hiểu thêm phương pháp này để đem lại hiệu quả kinh doanh farmstay vượt trội. Bên cạnh đó vẫn có thể cung cấp được hàng loạt thực phẩm sạch chất lượng cho người tiêu dùng.

Canh Tác Hữu Cơ 
Canh Tác Hữu Cơ

Xu hướng tìm hiểu về thiên nhiên của du khách để chữa lành các giá trị tinh thần là điều người đầu tư farmstay cần khai thác. Kết hợp 3 yếu tố Nông nghiệp – Sức khỏe – Du lịch cho du khách cũng như môi trường sống của chúng ta ngày nay. Hãy cùng Defarm phát triển nông nghiệp sạch trong farmstay phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới.

5/5 - (10 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon