Phân Bón Hữu Cơ Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Trong Farmstay

Việc sử dụng nhiều phân vô cơ đã để lại những tác hại trên đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Phân bón hữu cơ được xem là giải pháp giúp cải tạo đất trồng, cung cấp các chất hữu cơ và chất mùn cho đất. Trong farmstay, phân bón hữu cơ là nguồn phân bón chính, bảo vệ môi trường. Cùng Defarm tìm hiểu về các loại phân bón này để có sự lựa chọn hợp lý giúp cải thiện đất trồng, thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển tốt. 

Nội dung bài viết

1. Phân Bón Hữu Cơ Là Gì? 

Phân bón hữu cơ là hợp chất hữu cơ được dùng trong nông nghiệp. Nó có nguồn gốc hình thành từ phân bắc (phân người), phân chuồng động vật, lá và cành cây, than bùn hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân hữu cơ cung cấp các chất hữu cơ, chất mùn và chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ, tơi xốp cho đất.

Phân bón hữu cơ thường phải trải qua xử lý trước khi bón cho cây như ủ hoai mục. Việc này sẽ giúp loại bỏ các loại kén nhộng côn trùng, bào tử của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng và con người.

Phân Bón Hữu Cơ
Phân Bón Hữu Cơ

>>> Xem Thêm: Lợi Ích Vượt Trội Của Phân Vi Sinh Mà Nhiều Người Chưa Biết

2. Phân Loại Phân Bón Hữu Cơ

Phân bón hữu cơ được chia thành 2 nhóm chính:

  • Phân bón hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,…
  • Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

2.1. Phân Bón Hữu Cơ Truyền Thống

Phân bón hữu cơ truyền thống được hình thành từ việc ủ hoai mục các nguyên liệu truyền thống như chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu),… Phân hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân như: Phân chuồng, phân xanh, phân rác,… Phân này cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất giúp cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu. Phân được dùng để bón lót là chủ yếu. Bón trong khi làm đất hoặc là trước khi trồng. Có thể bón theo hàng, theo hốc hay là rải trên mặt đất rồi vùi xuống. Lượng phân bón sẽ tùy vào nhu cầu của cây trồng mà bón cho hợp lý.

Phân Bón Hữu Cơ
Phân Bón Hữu Cơ

2.2. Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học

Phân hữu cơ sinh học là loại phân được lên men công nghiệp từ nguyên liệu công nghiệp. Trong đó có sự tham gia của một hay nhiều vi sinh vật có ích. Phân bón cung cấp thức ăn, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển mạnh. Phân hữu cơ sinh học có thể được sử dụng cho cả bón lót và bón thúc. Cũng có thể bón dưới gốc hay phun lên lá. Bón theo hàng, theo hốc hay rải trên đất rồi vùi xuống. Bón lót thì sử dụng khi làm đất hoặc trước gieo trồng. Đối với cây lâu năm thì đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất. Còn đối với cây ngắn ngày thì bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn.

2.3. Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh

Phân hữu cơ vi sinh được làm từ nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của một hay nhiều sinh vật có ích. Cũng giống như phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động nhằm cải tạo đất. Cách bón phân cũng tương tự như vậy.

2.4. Phân Hữu Cơ Khoáng

Phân hữu cơ khoáng là loại phân được tạo bởi phân hữu cơ sinh học trộn thêm phân vô cơ (15% trở lên). Phân này được sử dụng để bón thúc là chính. Cách bón phân cũng giống như phân hữu cơ sinh học. Chỉ có điều là nó có một phần phân vô cơ nên không có lợi cho đất và vi sinh vật.

Phân Loại Phân Bón Hữu Cơ
Phân Loại Phân Hữu Cơ

>>> Xem Thêm: Khám Phá Những Bí Mật Trong Phát Triển Nông Nghiệp Sạch Tại Farmstay

3. Tại Sao Nên Dùng Phân Bón Hữu Cơ? Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Loại Phân Bón Này

Mỗi loại phân bón khác nhau lại có những ưu điểm nhất định. Phân hữu cơ cũng mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cây trồng mà còn đất đai và môi trường.

3.1. Cung Cấp Dinh Dưỡng Cho Cây Trồng Đầy Đủ, Cân Đối, Bền Vững

Phân bón hữu cơ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như N, P, K. Ngoài các nguyên tố đa lượng thì phân hữu cơ cũng chứa các nguyên tố trung lượng và vi lượng. Cây trồng có thể hấp thu và phát triển tốt. Gặp đất, phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axit hữu cơ kích thích sự phát triển của rễ cây như axit humic, axit fulvic,… Các loại axit này cũng được lá cây hấp thụ giúp tăng quá trình quang hợp.

Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không phân giải trực tiếp cho cây trồng như phân bón hóa học mà nó sẽ phân giải từ từ. Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây trong thời gian dài. Điều này giúp đáp ứng được nhu cầu của cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nó đảm bảo sự cân bằng sinh thái và tạo ra năng suất cây trồng.

Cung Cấp Chất Dinh Dưỡng Cho Cây Trồng
Cung Cấp Chất Dinh Dưỡng Cho Cây Trồng

3.2. Tăng Chất Lượng Nông Sản

Chứa nhiều chất dinh dưỡng và hệ thống vi sinh vật hữu ích, phân hữu cơ giúp cải tạo đất trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Và đặc biệt là không có tồn dư chất hóa học trong nông sản. Phân bón hữu cơ sạch và an toàn đối với môi trường và người sử dụng. Nhờ vậy mà cây trồng phát triển tốt, tạo ra năng suất và chất lượng nông sản tốt, loại bỏ các chất có hại cho đất.

3.3. Cung Cấp Chất Mùn, Cân Bằng Vi Sinh Vật Trong Đất

Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ được phân giải và tích lũy dần trong đất. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất được tích tụ ngày càng nhiều. Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

3.4. Hạn Chế Sự Rửa Trôi Và Xói Mòn Đất

Phân hữu cơ có khả năng hỗ trợ giúp hạn chế tối đa tình trạng rửa trôi hay xói mòn đất. Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng tạo thành các phức hệ hữu cơ – khoáng. Nó có tác dụng quan trọng làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với chất mùn trong phân hữu cơ làm tăng thêm tính ổn định của kết cấu đất. Chính vì thế mà bón phân hữu cơ còn bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.

3.5. Cải Tạo Đất Trồng

Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng. Đặc biệt là đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.

Cải Tạo Đất Trồng
Cải Tạo Đất Trồng

3.6. Không Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Nếu như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat,… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua. Khi các chất độc mà ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân hữu cơ làm tăng kết cấu của đất, đất trở thành một bộ máy lọc thông minh. Nó lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng. Môi trường và sức khỏe con người được bảo vệ.

Bảo Vệ Môi Trường
Bảo Vệ Môi Trường

3.7. Bón Phân Hữu Cơ Giúp Tiết Kiệm Nước Tưới

Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả. Nó giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế, sử dụng phân bón hữu cơ giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Nhà nông tiết kiệm chi phí nuôi trồng, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.

>>> Xem Thêm: Nông Nghiệp Sinh Thái – Niềm Hy Vọng Cho Nền Nông Nghiệp Tương Lai

3.8. Hạn Chế Việc Sử Dụng Phân Bón Vô Cơ

Tác hại của phân bón vô cơ đối với con người, môi trường đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã hiện hữu. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nông nghiệp nước ta lúc này.

Bón Phân Hữu Cơ
Bón Phân Hữu Cơ

3.9. Hương Vị Ngon, Tốt Cho Con Người, Vật Nuôi

Việc sử dụng phân bón vô cơ không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại. Điều này làm giảm lượng chất dinh dưỡng và hạ thấp giá trị của nông sản đó. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên sử dụng phân hữu cơ rất an toàn cho con người.

Nông Sản Thơm Ngon Hơn
Nông Sản Thơm Ngon Hơn

>>> Xem Thêm: Nuôi Trùn Quế Mang Lại Nhiều Lợi Ích Kép Cho Người Nông Dân

4. Các Phương Pháp Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

4.1. Các Phương Pháp Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ

Có hai phương pháp chế biến phân bón hữu cơ chính đó là chế biến thô sơ và chế biến công nghệ:

Phương pháp chế biến thô sơ: Hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Phương pháp này thường được áp dụng cho phân chuồng, phân rác, phân xanh hay than bùn.

Phương pháp công nghệ vi sinh: Sử dụng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này được áp dụng trong chế biến các nguồn hữu cơ ít vi sinh vật: Rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bột gỗ, thân vỏ cây,… Các chế phẩm được sử dụng phương pháp chế biến này thường được gọi là phân hữu cơ sinh học.

Phương pháp chế biến than bùn: Gồm hai giai đoạn: Giai đoạn hoạt hóa và giai đoạn dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến từ than bùn ngoài việc cung cấp chất mùn humic còn có vai trò là chất mang, giúp các chất dinh dưỡng khoáng ít bị rửa trôi. Đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.

Ủ Phân Xanh

4.2. Sử Dụng Máy Ủ Phân Bón Hữu Cơ

Đối với những trang trại có quy mô lớn thì lượng phân bón hữu cơ đầu vào cũng cần nhiều. Các phương pháp chế biến thông thường không đáp ứng đủ số lượng. Nếu có thì cũng cần rất nhiều nhân công, gây ra lãng phí. Vì vậy mà sử dụng máy ủ phân bón mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Phương pháp ủ phân bằng máy với công nghệ lên men siêu tốc dành cho tất cả các loại phân gia cầm, gia súc, các loại rau và thực vật phân giải,… Phân hữu cơ được sản xuất trong thời gian ngắn, có thể là dưới 12 tiếng đồng hồ. Điểm đặc biệt ở đây là nó không gây ô nhiễm môi trường. Phân được khử trùng ở nhiệt độ cao, chất lượng đảm bảo yêu cầu phân hữu cơ.

4.3. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Phân Bón Hữu Cơ

  • Không được sử dụng phân xanh, phân chuồng chưa hoai mục. Phân chưa hoai mục đang còn chứa các chất hóa học và các vi sinh vật có hại, gây ra phản ứng trong đất làm chua đất. Với phân trùn quế thì có thể sử dụng trực tiếp, không cần qua các giai đoạn xử lý. Đây là loại phân hữu cơ sạch và nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Bón phân đủ liều lượng, không quá ít cũng không quá nhiều. Bón phân quá ít gây ra thiếu chất dinh dưỡng cho cây trồng, bón nhiều quá sẽ gây lãng phí. Cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây để bón phân hợp lý.
  • Cần biết các thông tin hướng dẫn sử dụng phân bón. Không trộn lẫn phân bón với các loại khác có phản ứng, làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.
  • Xác định thời điểm bón phân cho đất. Bón trước, trong và sau khi trồng đối với các loại cây khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Trong bảo quản và sử dụng không nên để nhiều phân bón với nhau, tránh lẫn lộn. Cần để phân bón nơi cao, khô ráo, đặc biệt là với các phân bón hút ẩm nhiều.
Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ
Chế Biến Phân Hữu Cơ

>>> Xem Thêm: Cải Tạo Đất Nhiễm Phèn Và Bí Quyết Xây Dựng Farmstay Của Người Dân Miền Tây

5. Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Trong Farmstay

5.1. Farmstay Là Gì?

Farmstay là mô hình kết hợp giữa nông trại đang hoạt động và dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, du khách có thể đến trải nghiệm tham quan. Hiện nay farmstay đang là cái tên rất hot và đang được mọi người quan tâm với những tiềm năng hấp dẫn. Farmstay giúp phát triển du lịch và các sản phẩm trong nông trại, đưa con người dần về lại với thiên nhiên. Không khí trong lành, các hoạt động trong farmstay luôn đảm bảo an toàn với sức khỏe con người.

5.2. Các Loại Phân Hữu Cơ Có Sẵn Tại Farmstay Hỗ Trợ Canh Tác

5.2.1. Phân Trùn Quế

Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Nuôi trùn quế giúp tận dụng các chất thải chăn nuôi và chất thải trồng trọt. Vừa bảo vệ môi trường, vừa mang lại phân bón cho cây trồng. Hiện nay ở nhiều trang trại đã ứng dụng thành công vòng tròn khép kín nuôi trùn quế thành công. Cây cỏ làm thức ăn cho vật nuôi, phân vật nuôi dùng để nuôi trùn quế, trùn quế được sử dụng làm phân bón và thức ăn cho vật nuôi. Rau được sản xuất từ nông trại đảm bảo an toàn rau sạch, rau hữu cơ.

5.2.2. Phân Bón Hữu Cơ Truyền Thống

Trong mô hình farmstay có nhiều phế phẩm, phân chuồng thải ra từ quá trình hoạt động nông nghiệp. Ủ hoai các loại phân này thành phân hữu cơ bón lót cho cây. Đây là phương pháp truyền thống có hiệu quả, dễ làm và được sử dụng rộng rãi.

Phân Trùn Quế
Phân Trùn Quế

5.3. Một Số Loại Phân Bón Hữu Cơ Tốt Trên Thị Trường Hiện Nay

5.3.1. Phân Hữu Cơ Hà Lan

Đây là một loại phân hữu cơ giúp tái tạo đất, diệt trừ sâu bệnh. Nó được chuyên dùng trong bón thúc, bón lót giúp cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tối đa. Phân bón hữu cơ Hà Lan có mức giá phải chăng và được chia thành nhiều loại khác nhau. Các sản phẩm hữu cơ chính của PBHL bao gồm: Organic 1, Nutrifert 5-3-3+65, Nutrifert 4-3-3+65, Ba con gà,… thích hợp với nhiều loại đất, loại cây trồng khác nhau.

Phân Hữu Cơ Hà Lan
Phân Hữu Cơ Hà Lan

5.3.2. Phân Dê Đã Qua Xử Lý

Phân dê đã qua xử lý sẽ không còn mùi, tránh tình trạng phát triển của mầm bệnh. Phân được viên thành cục nhỏ có màu nâu hoặc đen sẫm. Phân dê chứa hàm lượng nitơ cao hơn so với các loại phân hữu cơ khác. Nó hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tốt hơn. Phân được bán rộng rãi trên thị trường, dễ mua và dễ sử dụng.

Phân Dê Đã Qua Xử Lý
Phân Dê Đã Qua Xử Lý

5.3.3. Phân Hữu Cơ Vi Sinh Vật Cao Cấp Đầu Trâu

Phân hữu cơ vi sinh vật cao cấp đầu trâu là một loại phân bón vi sinh vật dạng nấm có lợi cho tự nhiên và cho cây trồng. Loại phân này không gây hại cho đất, chất lượng cao, giúp rễ khỏe mạnh, cây cứng cáp và cánh lá xum xuê. Chính vì sự hiệu quả mà giá phân bón này khá đắt so với các phân khác. Nếu ưu tiên sự hiệu quả thì vẫn nên chọn phân đầu trâu.

Phân Bón Hữu Cơ Cao Cấp Đầu Trâu
Phân Hữu Cơ Cao Cấp Đầu Trâu

5.3.4. Phân Hữu Cơ Vi Sinh Sông Gianh

Phân hữu cơ Sông Gianh được sử dụng trong công nghiệp nhằm cải thiện tình trạng đất bạc màu, chai cứng. Sử dụng loại phân này mang lại hiệu quả như mong muốn, giúp đất trở nên màu mỡ hơn cho những vụ sau. Với giá cả được xem là thích hợp nhất và chất lượng cải thiện đất canh tác, đây là phân bón được khuyên dùng.

Phân Hữu Cơ Sông Gianh
Phân Hữu Cơ Sông Gianh

Với những thông tin của Defarm chắc bây giờ bạn đã có cho mình những kiến thức về phân bón hữu cơ rồi phải không nào! Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp tốt cho đất và môi trường đất. Phân hữu cơ cũng khá dễ ủ và dễ bón. Sử dụng phân bón hữu cơ trong farmstay thân thiện với môi trường, phù hợp với mục tiêu phát triển trong cả chuỗi phát triển. Không bất ngờ khi nói phân hữu cơ là sự lựa chọn số một trong farmstay. 

5/5 - (19 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon