Xu hướng trồng rau sạch tại đang được rất nhiều hộ gia đình áp dụng trong không gian trống tại nhà. Tuy nhiên, hình thức này khó có thể áp dụng với những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, Defarm bật mí cho bạn mô hình thủy canh hữu cơ và những lợi ích của dung dịch thủy canh hữu cơ mang lại cho chúng ta. Cách pha và sử dụng dung dịch thủy canh không khó nếu bạn xem qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
1. Dung Dịch Thủy Canh Hữu Cơ Là Gì?
1.1. Thủy Canh Hữu Cơ Là Gì?
Thủy canh hữu cơ là kỹ thuật trồng rau sạch hữu cơ không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường nước có chứa dinh dưỡng. Nhờ vậy tất cả các chất dinh dưỡng được cây hấp thụ hết và giúp rau nhanh phát triển. Hình thức trồng rau này phù hợp với những hộ gia đình sống ở thành phố, những nơi chật chội không có nhiều diện tích.
1.2. Dung Dịch Thủy Canh Hữu Cơ Là Gì?
Dung dịch thủy canh hữu cơ nói cách khác là dinh dưỡng thủy canh hữu cơ. Đây là thuật ngữ chỉ hỗn hợp dạng bột khối của động thực vật. Thành phần tạo nên bao gồm một số dòng chiết xuất từ động vật như Ca, P và các vi sinh vật.
1.3. Dinh Dưỡng Của Thủy Canh Hữu Cơ
Tương tự trồng rau trong đất, phân bón là chất dinh dưỡng chuyên cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho rau. Dinh dưỡng thủy canh hữu cơ đóng vai trò như phân bón hàng ngày giúp đạt những hiệu quả như: Tăng cường sức đề kháng và nâng cao năng suất, chất lượng rau trồng.
>>> Xem Thêm: Lợi Ích Khi Trồng Rau Sạch Tại Nhà Mà Nhiều Người Chưa Biết
2. Phân Biệt Dung Dịch Thủy Canh Vô Cơ Và Hữu Cơ
Trên thị trường hiện nay chia thành hai loại dung dịch thủy canh, đó là dung dịch thủy canh hữu cơ và dung dịch thủy canh vô cơ. Ta có thể phân biệt chúng theo các đặc điểm:
Phân biệt dựa trên khái niệm:
- Dung dịch thủy canh vô cơ: Là hỗn hợp các muối khoáng vô cơ hòa tan gồm 12 nguyên tố thiết yếu cho rau. Thường dung dịch này để tách thành 2 lọ riêng biệt, khi nào bắt đầu mới tiến hành pha trộn.
- Dung dịch thủy canh hữu cơ: Là tạp chất dạng bột của động, thực vật kết hợp cùng một số thành phần. Những thành phần được chiết suất từ động vật như Ca, P,… có sự hỗ trợ của vi sinh vật để quá trình khoáng hóa diễn ra nhanh hơn tạo ra dinh dưỡng.
Phân biệt dựa trên tốc độ sinh trưởng: Quá trình phát triển và sinh trưởng của cây rau khi sử dụng dinh dưỡng thủy canh hữu cơ chậm hơn của dinh dưỡng thủy canh vô cơ. Tuy cây chậm phát triển nhưng có được đầy đủ dinh dưỡng nên thân cây rắn chắc vì thành phần có từ những chất của động vật tự nhiên.
>>> Xem Thêm: Phân Bón Hữu Cơ Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Trong Farmstay
3. Tác Dụng Của Dung Dịch Thủy Canh Hữu Cơ
- Đầu tiên, dung dịch thủy canh đáp ứng đầy đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho rau. Nhờ vậy, quá trình sinh trưởng, phát triển đối với thực vật được tối ưu hóa và tăng cường khả năng kháng bệnh, tạo năng suất cao, giúp sinh trưởng mạnh.
- Dung dịch thủy canh hữu cơ chứa đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết cho cây trồng. Chúng giúp nâng cao sức đề kháng cao dễ dàng chống lại các loại sâu bệnh, côn trùng.
- Giải pháp dinh dưỡng hữu hiệu đối với hầu hết các loại rau và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
>>> Xem Thêm: Lợi Ích Vượt Trội Của Phân Vi Sinh Mà Nhiều Người Chưa Biết
4. Cách Pha Dung Dịch Thủy Canh Hữu Cơ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 chai nhựa tùy dung tích (có thể dùng bình hoặc xô nhựa, chai nước suối 1 lít)
- Dinh dưỡng thủy canh dạng bột
- 2 lít nước
- Cân đo lường
- Bút đo TDS
Các bước tiến hành pha chế:
- Đổ nước sạch vào dụng cụ chứa đã xác định được dung tích bằng với dung tích của dung dịch cần đo. VD: 1 lít mỗi bên.
- Cân bột (dinh dưỡng thủy canh hữu cơ) sao cho tỉ lệ cần pha là 1g/1lít. VD: Để pha 1 lít dung dịch, ta cần 1 gam bột và 1 lít nước.
- Đổ toàn bộ bột vừa cân được vào nước đã đong, khuấy đều.
- Dùng bút đo TDS để kiểm tra nồng độ dung dịch. Nếu đo được 1000ppm là đã đạt. Ta đã có được dung dịch chuẩn.
>>> Xem Thêm: Khám Phá Những Bí Mật Trong Phát Triển Nông Nghiệp Sạch Tại Farmstay
5. Sử Dụng Dung Dịch Thủy Canh Hữu Cơ Trong Farmstay
5.1. Farmstay Là Gì?
Farmstay là mô hình kết hợp giữa nông trại và dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng. Mô hình này còn khá là mới lạ tại Việt Nam nhưng đã xuất hiện vào năm 1980 ở những nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc,… Nó được người yêu thích du lịch ưa chuộng và nhiệt tình ủng hộ. Trang trại kết hợp với khu nghỉ dưỡng giúp du khách tận hưởng thiên nhiên, tự trải nghiệm làm nông nghiệp. Những điều này tạo nên nét khác biệt của mô hình farmstay.
5.2. Loại Rau Thích Hợp Trồng Thuỷ Canh Hữu Cơ Trong Farmstay
Hầu như tất cả các loại rau đều thích hợp trồng với dung dịch dinh dưỡng thủy phân hữu cơ trong farmstay. Defarm gợi ý cho bạn một số họ nhà rau sau:
- Rau sạch: Rau cải xoăn (kale), cải thìa (cải chíp), rau mồng tơi, rau muống, rau dền, xà lách, rau mầm, họ nhà cải,…
- Cây leo: Cà chua, dưa chuột và đậu Hà Lan,…
- Cây ăn quả: Dâu tây và cây mâm xôi.
- Cây thảo mộc: Oregano (kinh giới dại), bạc hà, húng quế, hương thảo, cải xoong, thì là, mùi tây, hẹ và kinh giới ngọt.
5.3. Gợi Ý Một Vài Mô Hình Trồng Rau Thuỷ Canh Hữu Cơ Trong Farmstay
- Mô Hình Trồng Rau Thủy Canh Kiểu Chữ A
- Mô hình thủy canh kiểu 1/2 Chữ A
- Mô hình thủy canh kiểu áp tường
- Mô hình trồng rau kiểu trải ngang
- Mô hình trồng rau thủy canh vượt lan can
- Mô hình thủy canh trụ đứng – khí canh
Vậy là bạn đã khám phá hết những thông tin về dung dịch thủy canh hữu cơ. Defarm hi vọng những kiến thức hữu ích sẽ hỗ trợ bạn trồng thành công rau sạch bằng phương pháp thủy canh hữu cơ. Bạn có thể tự trồng và mang lại nguồn rau sạch đáng tin và an toàn cho bữa cơm gia đình.
2 thoughts on “Dung Dịch Thủy Canh Hữu Cơ – Giải Pháp Trồng Rau Sạch Tại Nhà Hiệu Quả”
Pingback: Tự làm dung dịch thủy canh hữu cơ? - Orchivi.com
Pingback: Top 13 Rau Thủy Canh Là Gì - Học Wiki