Công Việc Quản Trị Farmstay – Điều Kiện Cho Sự Phát Triển Bền Vững

Những năm gần đây, “farmstay” đang là một cái tên rất hot đối với các nhà đầu tư. Là mô hình trang trại kết hợp với các dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng, farmstay có tiềm năng phát triển rất lớn và hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận. Farmstay bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với các chuỗi hoạt động kinh doanh nên quản trị farmstay là một công việc rất quan trọng. Nó đảm bảo cho farmstay vận hành trơn tru và đi đúng chiến lược đề ra. Vậy công việc quản trị farmstay là gì? Quy trình quản trị farmstay như thế nào? Lợi ích nào đạt được khi quản trị farmstay tốt? Hãy cùng Defarm tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Quản Trị Farmstay Là Gì? Công Việc Nhẹ Nhàng Hái Ra Tiền

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về quản trị. Không chỉ riêng farmstay mà trong bất cứ ngành nghề nào, quản trị cũng là một yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Quản trị là việc thiết lập các hoạt động kinh doanh, các công việc bao gồm đào tạo, phối hợp từ các nguồn lực đến hoạch định chiến lược phát triển nhằm đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong ngắn hạn và cả dài hạn.

Do đó, quản trị farmstay cũng là một yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến hoạt động của farmstay. Công việc quản trị farmstay vô cùng quan trọng và đòi hỏi người quản trị phải có trình độ cao, để tổ chức thực hiện lộ trình hoạt động của farmstay một cách hiệu quả và hợp lý nhất. Quản trị farmstay bao gồm việc thiết lập hoạt động cho farmstay về mục tiêu, cách thức, biện pháp, phương hướng đạt được mục tiêu đó. Ngoài ra còn lập ra các quy tắc, quản lý các khía cạnh tài chính của farmstay.

Công Việc Quản Trị Farmstay
Quản Trị Farmstay Là Gì?

>>> Xem Thêm: Lợi Ích Trong Quản Trị Farmstay Mà Các Nhà Đầu Tư Không Nên Bỏ Qua

2. Vì Sao Quản Trị Farmstay Là Điều Cần Thiết Đối Với Các Farm?

2.1. Lợi Ích Của Công Việc Quản Trị Farmstay 

2.1.1.  Lợi Ích Đối Với Doanh Nghiệp

  • Quản trị farmstay giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có mục tiêu và phương hướng. Nhà quản trị còn xác định được nhu cầu khách hàng tiềm năng và kịp thời đáp ứng những nhu cầu đó. Nhờ đó, doanh nghiệp biết mình cần làm gì và nên làm gì để giúp khách hàng hài lòng khi đến farmstay.
  • Công việc quản trị farmstay sẽ dự đoán và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, làm hạn chế được những rủi ro về tài chính, góp phần giúp farmstay phát triển bền vững và ổn định.
  • Kiểm soát chất lượng dịch vụ, đảm bảo du khách có được chuyến đi tuyệt vời nhất. Đây sẽ là điều kiện cần có để du khách trở lại farmstay của bạn trong những lần sau.
  • Ổn định nhân sự và kiểm soát, tận dụng được tất cả nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Điều này bắt buộc người quản trị phải có khả năng tổ chức đào tạo, kiểm tra và phối hợp nguồn lao động của doanh nghiệp.
Lợi Ích Của Công Việc Quản Trị Farmstay Đối Với Doanh Nghiệp
Lợi Ích Của Công Việc Quản Trị Farmstay Đối Với Doanh Nghiệp

2.2.2.  Lợi Ích Đối Với Nhà Quản Lý, Lãnh Đạo

  • Tạo cơ sở để nhà lãnh đạo triển khai kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của farmstay.
  • Hỗ trợ nhà lãnh đạo trong quá trình đo lường kết quả đạt được so với mục tiêu và chiến lược đề ra.
  • Công việc quản trị farmstay giúp nhà quản trị dễ dàng kiểm soát farmstay một cách toàn diện và có cơ sở để phân bổ nguồn lao động hợp lý.
  • Đảm bảo cơ sở thực tế và khách quan để đưa ra những quyết định chính xác trong chương trình hành động.
Lợi Ích Của Công Việc Quản Trị Farmstay Đối Với Nhà Lãnh Đạo
Lợi Ích Của Công Việc Quản Trị Farmstay Đối Với Nhà Lãnh Đạo

2.2.3. Đối Với Nhân Viên

  • Lên kế hoạch sẵn cho công việc, tối ưu được thời gian hoàn thành đồng thời tăng năng suất làm việc.
  • Việc chú trọng công việc quản trị farmstay giúp nhân viên làm việc có định hướng và yêu cầu công việc rõ ràng. Tránh tình trạng môi trường làm việc không có tổ chức, kỉ luật.
  • Giúp nhân viên có cơ hội được đào tạo, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và có mục tiêu.
  • Người quản trị đề ra mục tiêu hành động giúp cho nhân viên có động lực phấn đấu và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Công Việc Quản Trị Farmstay
Lợi Ích Của Công Việc Quản Trị Farmstay Đối Với Nhân Viên

>>> Xem Thêm: Vận Hành Farmstay Như Thế Nào Là Hiệu Quả?

2.2. Những Rủi Ro Nếu Không Đảm Bảo Công Việc Quản Trị Farmstay

  • Doanh nghiệp không định hướng được phương hướng kinh doanh, sản xuất. Điều này khiến cho farmstay không đáp ứng được khách hàng mục tiêu.
  • Gây thất thoát kinh phí trong từng khía cạnh kinh doanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của farmstay.
  • Không thể đào tạo ra nguồn nhân lực đầy đủ chuyên môn và tay nghề cao. Bên cạnh đó, thiếu công việc quản trị farmstay thì doanh nghiệp sẽ trở nên thiếu tổ chức và kỷ luật.
  • Không sắp xếp, quản lý các dữ liệu một cách khoa học. Vì vậy doanh nghiệp không thể đưa ra những ước tính và dự đoán cụ thể cho từng hoạt động. Bên cạnh đó còn gây khó khăn trong việc quản lý và tương tác, trao đổi giữa các nhân viên. Điều này làm giảm hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp.
Những Rủi Ro Nếu Không Đảm Bảo Công Việc Quản Trị Farmstay
Những Rủi Ro Nếu Không Đảm Bảo Công Việc Quản Trị Farmstay

3. Các Công Việc Của Một Người Quản Trị Farmstay

3.1. Người Quản Trị Đóng Vai Trò Liên Kết

Người quản trị có nhiệm vụ khảo sát những tiềm năng phát triển của farmstay. Đó có thể là khu đất, hướng xây dựng hoặc cách thiết kế farmstay. Từ những xem xét đó để đưa ra hướng phát triển phù hợp nhằm tận dụng tối đa những giá trị của mô hình farmstay trong tương lai. Họ làm việc với các chuyên gia và bộ phận thiết kế, thi công để có định hướng đúng đắn khi xây dựng. Người quản trị giúp vận hành farmstay theo một chiến lược hiệu quả nhất.

Công việc quản trị farmstay còn là trình bày, truyền đạt thông tin đến các bộ phận trong doanh nghiệp; làm nhiệm vụ liên kết các nhân viên trong farmstay sao cho xây dựng farmstay thành một hệ thống làm việc có tổ chức; truyền thông nội bộ và cả bên ngoài một cách suôn sẻ mà không có tình trạng nhiễu thông tin.

Công Việc Quản Trị Farmstay
Người Quản Trị Đóng Vai Trò Liên Kết

>>> Xem Thêm: Nhân Sự Farmstay Và Các Vấn Đề Trong Quản Trị Nhân Sự Farmstay

3.2. Người Quản Trị Đóng Vai Trò Ra Quyết Định

Người thực hiện công việc quản trị farmstay là người đưa ra những lựa chọn để phát triển sao cho phù hợp. Đó có thể là việc áp dụng một công nghệ mới hoặc một mô hình nào đó cho farmstay. Nói cách khác, người quản trị làm nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển cho farmstay. Người quản trị phải có khả năng ứng phó với những tình huống bất ngờ, đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề trong farmstay. Điều này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và đưa farmstay trở về trạng thái ổn định.

Người quản trị quản lý tài chính và trực tiếp đưa ra phương pháp sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, người làm công việc quản trị farmstay còn chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn tài nguyên khác như nhân lực, thời gian, quyền hạn và cả các trang thiết bị dùng trong xây dựng.

Nhà quản trị thay mặt chủ đầu tư thương lượng và đưa ra kế hoạch hợp tác, ký kết hợp đồng với các đơn vị khác. Ví dụ như đơn vị thiết kế thi công, đơn vị tổ chức tour. Hơn nữa, người quản trị cũng là người đứng ra giải quyết các vấn đề pháp lý farmstay.

Người Quản Trị Đóng Vai Trò Ra Quyết Định
Người Quản Trị Đóng Vai Trò Ra Quyết Định

4. Quy Trình Tiếp Nhận Và Quản Trị Farmstay

Công việc quản trị farmstay đòi hỏi người làm không chỉ có năng lực mà còn có quy trình làm việc khoa học. Trước khi tiếp nhận công việc quản trị farmstay cần trau dồi các kỹ năng cần thiết bằng cách dựa vào nhiệm vụ mà người quản trị phải làm. Việc quản trị cũng cần thực hiện theo một quy trình cụ thể.

4.1. Xác Định Tầm Nhìn, Sứ Mệnh, Giá Trị Cốt Lõi Của Farmstay

Đây là công việc mà mọi doanh nghiệp đều phải làm và cũng là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh. Xác định sứ mệnh giúp doanh nghiệp hoạt động theo một yêu cầu rõ ràng. Mọi sự nỗ lực đều tập trung đến việc thực hiện sứ mệnh đó. Tầm nhìn cũng vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần biết bản thân đang muốn hướng đến đối tượng khách hàng nào. Để có thể tổ chức chiến lược phù hợp với nhu cầu của du khách. Ngoài ra, công việc quản trị farmstay đòi hỏi người đó phải nắm được giá trị cốt lõi của farmstay. Hoạch định chiến lược tập trung vào việc phát huy tối đa giá trị của nó.

Xác Định Tầm Nhìn, Sứ Mệnh, Giá Trị Cốt Lõi Của Farmtay
Xác Định Tầm Nhìn, Sứ Mệnh, Giá Trị Cốt Lõi Của Farmstay

4.2. Xây Dựng Mục Tiêu, Chiến Lược

Điều này khá dễ hiểu nếu bắt đầu kinh doanh dịch vụ. Mục tiêu là những gì mà farmstay muốn đạt được trong quá trình hoạt động. Xác định mục tiêu sẽ giúp farmstay biết được mình nên đi theo hướng nào. Lên kế hoạch cho chiến lược giúp doanh nghiệp biết mình phải thực hiện mục tiêu theo cách như thế nào. Chỉ khi xác định được hai yếu tố trên thì farmstay mới có động lực phát triển. Bên cạnh đó, người thực hiện việc quản trị farmstay cũng dễ dàng đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

4.3. Kiểm Soát Tài Chính

Tài chính là nguồn sống của mọi doanh nghiệp. Quản lý tốt tài chính là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và thông suốt. Quản lý tài chính hiệu quả còn là tiền đề, cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng, những chiến lược kinh doanh cho farmstay.

4.4. Thiết Lập Sơ Đồ Tổ Chức, Bảng Mô Tả Công Việc

Một trong những công việc quản trị farmstay là tổ chức bộ máy doanh nghiệp. Nó bao gồm việc phân bổ nhân sự, phân công công việc và liên kết nội bộ. Hơn nữa việc thiết lập KPIs giúp người quản lý dễ giao chỉ tiêu và đánh giá thành tích. Từ đây mà người quản lý có những khuyến khích và khen thưởng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và động lực làm việc cho nhân viên.

Thiết Lập Sơ Đồ Tổ Chức, Bảng Mô Tả Công Việc Và Kpis
Thiết Lập Sơ Đồ Tổ Chức, Bảng Mô Tả Công Việc Và Kpis

4.5. Xây Dựng Hệ Thống Quy Trình, Quy Định

Việc xây dựng hệ thống quy trình và quy định một cách khoa học sẽ giúp cho farmstay hoạt động “trơn tru” hơn. Một tổ chức thiếu kỷ luật sẽ không bao giờ hoạt động có hiệu quả. Thiết lập hệ thống quy định trong công việc quản trị farmstay cũng giúp việc quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn.

4.6. Tích Hợp Các Hệ Thống Phần Mềm 

Đi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm vào quản lý. Trên thị trường có rất nhiều các phần mềm quản lý doanh nghiệp. Sử dụng phần mềm giúp công việc quản trị farmstay trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra hoạt động farmstay sẽ được tổ chức theo quy trình và diễn ra một cách khoa học.

Tích Hợp Các Hệ Thống Phần Mềm
Tích Hợp Các Hệ Thống Phần Mềm

Có thể nói, nếu xem nhẹ vai trò của công việc quản trị farmstay, điều này sẽ khó đưa doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, để tiến hành một quy trình quản lý hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Dịch vụ quản trị farmstay của Defarm là đơn vị tư vấn toàn diện mọi vấn đề về farmstay. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tối đa để hoạt động quản trị đem đến lợi ích vượt trội cho farmstay của bạn. Chiến lược phát triển farmstay đúng và lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vận hành hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.

5/5 - (10 bình chọn)
Thẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẽ bài viết:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit
093 25 444 04
zalo-icon